Lao động nghỉ ngang có được chốt và trả lại sổ BHXH?

Tải về

Lao động nghỉ ngang có được chốt và trả lại sổ BHXH?

Những vấn đề liên quan tới bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp luôn được sự quan tâm của rất nhiều người. HoaTieu.vn xin giải đáp một số vấn đề về Lao động nghỉ ngang liệu có được chốt và trả lại sổ BHXH hay không? Thủ tục chốt sổ BHXH như thế nào?

Mời các bạn cùng tham khảo những nội dung chính của 2 vấn đề: Lao động nghỉ ngang có được chốt và trả lại sổ BHXH? Và người lao động nghỉ ngang có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Tự nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Lao động nghỉ ngang có được chốt và trả lại sổ BHXH hay không?

Căn cứ:

  • Khoản 2, Khoản 3, Điều 37, Luật Lao động
  • Điều 43, Luật Lao động
  • Khoản 3, Điều 126, Luật lao động
  • Khoản 2, Khoản 3, Điều 47, Luật lao động

Theo đó:

Lao động tự ý nghỉ việc không báo trước:

– Trường hợp người lao động có thông báo với người sử dụng lao động về việc xin nghỉ việc (bằng văn bản hoặc bằng lời nói) nhưng vi phạm thời gian báo trước cho người sử dụng lao động biết trước khi nghỉ việc theo quy định của Bộ luật Lao động thì thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người lao động:

  • Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
  • Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
  • Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định.

– Trường hợp người lao động nghỉ việc đột xuất mà không có thông báo cho người sử dụng lao động biết trước (Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng) thì người sử dụng lao động căn cứ vào Nội quy lao động của Công ty, áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động theo quy định (được hướng dẫn tại Điều 31 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP và Điều 13 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH)

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Ngoài ra, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.

Người lao động nghỉ ngang có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013 thì người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

"Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết."

Về người lao động chấm dứt hợp đồng trái pháp luật được Bộ luật lao động năm 2012 quy định cụ thể tại Điều 37 và Điều 43.

Như vậy, trong trường hợp này người lao động nghỉ ngang tức là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nên không đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Đánh giá bài viết
1 2.771
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm