Những người đi làm trước năm 2009 có quyền lợi gì?
Quyền lợi đối với người đi làm trước năm 2009
Đối với người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp trước năm 2009, khi nghỉ việc được nhận trợ cấp thôi việc. Sau đây là một số thông tin chi tiết về quyền lợi đối với những người đi làm trước năm 2009 Hoatieu xin chia sẻ để các bạn cùng tham khảo.
Trợ cấp thôi việc là chế độ được chi trả cho người lao động khi nghỉ việc, tuy nhiên nhiều người lao động vẫn còn chưa nắm rõ về chế độ này. Đặc biệt là đối với những lao động có thời gian làm việc từ thời điểm trước năm 2009.
Đi làm trước năm 2009, nghỉ việc được nhận trợ cấp thôi việc
Điều 46. Trợ cấp thôi việc, Bộ Luật lao động 2019 quy định:
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
Điều trên có thể được hiểu như sau:
- Người lao động đã làm việc ít nhất 12 tháng cho doanh nghiệp, khi nghỉ việc được nhận trợ cấp thôi việc;
- Thời gian để tính trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc thực tế - trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đã được trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
- Mức hưởng trợ cấp thôi việc: Mỗi năm làm việc tương ứng với nửa tháng tiền lương
- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ.
Như vậy, người lao động đi làm trước thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp, khi nghỉ việc sẽ nhận được trợ cấp thôi việc. Còn kể từ thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động chỉ được tính trợ cấp thôi việc cho thời gian thử việc, nghỉ thai sản, ốm đau từ 14 ngày trở lên.
Tại sao lại là năm 2009?
Ngày 01/01/2007 là ngày có hiệu lực của Luật Bảo hiểm xã hội 2006. Đây là đạo luật đầu tiên quy định về “bảo hiểm thất nghiệp”.
Khoản 3 Điều 2 của Luật này chỉ rõ:
Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.
Khoản 1 Điều 140 cũng quy định:
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007; riêng đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, đối với bảo hiểm thất nghiệp thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
Theo đó, tham gia bảo hiểm thất nghiệp là quyền lợi, cũng là nghĩa vụ bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động. Nói chính xác hơn, kể từ ngày 01/01/2009, người lao động chính thức được tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, người lao động khi nghỉ việc sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc cho khoảng thời gian đi làm trước năm 2009 - thời gian chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Còn từ năm 2009, hầu hết người lao động nghỉ việc được nhận trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc chỉ áp dụng nếu người lao động có thời gian thử việc, nghỉ thai sản, nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên.
Ví dụ:
Ông Nguyễn Văn A ký hợp đồng lao động với công ty X từ ngày 01/01/2000 và làm việc liên tục tại đây đến tháng 01/10/2021. Mức lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi ông nghỉ việc là 30 triệu đồng/tháng
Như vậy, khi nghỉ việc ông sẽ được nhận:
- Tiền trợ cấp thôi việc cho các năm từ 01/01/2000 đến 31/12/2008 (09 năm):
Mức tiền trợ cấp thôi việc = 9 năm x 15 triệu đồng = 135 triệu đồng.
- Tiền trợ cấp thất nghiệp tính từ 01/01/2009 - 01/10/2021
Công thức tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp | = | 60% | x | Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp |
Mức tiền trợ cấp thất nghiệp = 60% x 30 triệu đồng = 18 triệu đồng/tháng.
Lưu ý: Tiền trợ cấp thôi việc do doanh nghiệp trả cho người lao động khi nghỉ việc, còn tiền trợ cấp thất nghiệp do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.
Đi làm trước năm 2009, nghỉ việc được trợ cấp mất việc làm
Điều 47. Trợ cấp mất việc làm của Bộ luật Lao động 2019 quy định:
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
Từ quy định trên, có thể hiểu như sau:
- Người lao động làm việc trên 12 tháng tại doanh nghiệp, khi nghỉ việc sẽ được nhận trợ cấp mất việc làm;
- Các trường hợp người lao động nghỉ việc được nhận trợ cấp mất việc làm bao gồm:
+ Nghỉ việc do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế (suy thoái kinh tế; Nhà nước cơ cấu lại nền kinh tế)
+ Nghỉ việc do doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
- Mức hưởng trợ cấp mất việc làm: Mỗi năm làm việc = 01 tháng tiền lương (nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương).
- Thời gian để tính trợ cấp mất việc làm = Tổng thời gian làm việc thực tế - thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đã được trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ.
Như vậy, người lao động làm việc tại doanh nghiệp trước thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp, khi nghỉ việc sẽ nhận được trợ cấp mất việc làm, nếu nghỉ việc thuộc một trong hai trường hợp nêu trên.
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2006, thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động chính là ngày 01/01/2009.
Ví dụ về trường hợp được nhận trợ cấp mất việc làm
Cũng tương tự như trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hầu như chỉ dành cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp từ trước năm 2009. Còn từ năm 2009, hầu hết người lao động nghỉ việc được nhận trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc chỉ áp dụng nếu người lao động có thời gian thử việc, nghỉ thai sản, nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên.
Cùng tham khảo ví dụ sau:
Bà Trần Thị B ký hợp đồng lao động với công ty Y từ ngày 01/01/2005. Hiện nay, sau nhiều tháng “chống chọi” với dịch Covid-19, lãnh đạo quyết định bán công ty cho một doanh nghiệp nước ngoài. Từ đó, bà B cùng nhiều nhân viên khác nằm trong danh sách cắt giảm nhân sự và chính thức nghỉ việc từ ngày 01/10/2021. Mức lương bình quân 06 tháng liền kề trước khi bà nghỉ việc là 30 triệu đồng/tháng.
Như vậy, khi nghỉ việc bà sẽ được nhận:
- Trợ cấp mất việc làm: Tính từ 01/01/2005 đến 31/12/2008 là 04 năm, mỗi năm tương ứng với 01 tháng lương bình quân, tức là 04 x 30 triệu đồng = 120 triệu đồng.
- Trợ cấp thất nghiệp: Tính từ 01/01/2009 đến ngày 01/10/2021 = 60% mức lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ, tức là bằng 18 triệu đồng/tháng.
Tóm lại, tùy vào từng trường hợp nghỉ việc mà người lao động làm việc từ trước năm 2009 cho một doanh nghiệp, khi nghỉ việc sẽ được nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho thời gian từ trước năm 2009. Còn từ năm 2009, người lao động được nhận trợ cấp thất nghiệp, nhận thêm trợ cấp thôi việc/trợ cấp mất việc làm nếu có thời gian thử việc, nghỉ thai sản, nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên.
Điều khác biệt là tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm do doanh nghiệp trả cho người lao động, còn tiền trợ cấp thất nghiệp do cơ quan bảo hiểm trả và người lao động phải tự đi làm thủ tục để nhận.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Hà Thanh Hiền
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024