Chủ thể của hợp đồng lao động là gì?

Chủ thể của hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng lao động là việc hai bên thoả thuận với nhau về công việc giữa một bên cần việc làm và một bên cần lao động làm việc. Bởi vậy cả hai bên cần có những quy định cụ thể trong hợp đồng và tuân theo pháp luật. Vậy chủ thể của hợp đồng lao động là những ai? Cùng hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Hợp đồng lao động là gì?

Để biết được Chủ thể của hợp đồng lao động là gì? thì cần hiểu được hợp đồng lao động là gì?

Theo điều 13 Bộ luật lao động 2019 quy định: "Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động."

Bởi vậy khi làm việc thì người sử dụng lao động phải làm hợp đồng lao động với người lao động. Nếu không làm hợp đồng nhưng có thoả thuận về trả công, giám sát, quản lý và công việc thì cũng được coi là thoả thuận lao động.

Thoả thuận lao động thực chất là việc hai bên đặt ra những quy định liên quan đến công việc, trả lương và các điều khoản khác phù hợp với quy định pháp luật.

2. Chủ thể của hợp đồng lao động là gì?

Chủ thể của hợp đồng lao động là gì? Chủ thể của hợp đồng lao động là chỉ cá nhân, tổ chức có khả năng tham gia giao kết hợp đồng lao động.

Về cơ bản chủ thể của hợp đồng lao động là hai bên người lao động và người sử dụng lao động.

- Người lao động là người cần công việc và làm việc theo thoả thuận lao động, người lao động phải đủ 15 tuổi trở lên. Nhưng vậy người lao động là mọi đối tượng khi đủ tuổi lao động.

- Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận. Như vậy người sử dụng lao động phần lớn và các tổ chức cần nguồn nhân lực để giải quyết công việc đang tồn đọng. Nếu người dử dụng lao động là một cá nhân thì người đó phải có đầy đủ năng lực dân sự.

Như vậy chủ thể trong hợp đồng lao động là hai phía người lao động và người sử dụng lao động trong đó thì đối tượng cụ thể của hai bên là tất cả mọi người có khả năng và năng lực hành vi dân sự để giao kết hợp đồng.

3. Các quyền và nghĩa vụ của chủ thể hợp đồng lao động

Chủ thể của hợp đồng lao động là gì? 

3.1 Quyền và nghĩa vụ của người lao động

Căn cứ theo điều 5 Bộ luật lao động 2019 quy định:

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

1. Người lao động có các quyền sau đây:

a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

e) Đình công;

g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

3.2 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Căn cứ theo điều 6 Bộ luật lao động 2019 quy định:

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;

d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;

d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Như vậy trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Chủ thể của hợp đồng lao động là gì? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

Đánh giá bài viết
1 82
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm