Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng dân sự?
So sánh hợp đồng lao động và hợp đồng dân sự
Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng dân sự?
Phân biệt hợp đồng lao động với hợp đồng dân sự? Hợp đồng lao động có phải hợp đồng dân sự hay không? Mời các bạn cùng tham khảo bảng so sánh dưới đây.
Sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015
Căn cứ vào quy định tại Bộ luật dân sự và Bộ luật lao động, có thể phân biệt hai loại hợp đồng dựa theo những tiêu chí như sau:
Tiêu chí | Hợp đồng dân sự | Hợp đồng lao động |
Khái niệm | Điều 388 BLDS quy định: Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. | Điều 15 Bộ luật lao động quy định: Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. |
Chủ thể giao kết hợp đồn | Người có năng lực hành vi dân sự có thể tham gia ký kết hợp đồng dân sự là những người từ 18 tuổi trở lên (nếu dưới 18, có những quy định riêng về sự chấp thuận của người đại diện pháp luật v..v..). Các bên ký kết hợp đồng dân sự không nhất thiết phải có tư cách pháp nhân. | Người lao động với người sử dụng lao động. (Lưu ý: Người lao động phải từ đủ 15 tuổi trở lên) |
Mục đích hợp đồng | Hợp đồng dân sự có thể có mục đích sinh lợi hoặc không có mục đích sinh lợi (ví dụ như hợp đồng tặng, cho). | Thỏa thuận về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. |
Luật điều chỉnh | Thông thường, các hợp đồng dân sự sẽ được điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân sự và các luật liên quan tới nội dung thoả thuận. | Hợp đồng lao động được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động. |
Hình thức | Các hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng miệng nhiều hơn thông qua sự tín nhiệm, giao dịch đơn giản, có tính phổ thông và giá trị thấp. | Có thể bằng văn bản hoặc lời nói. Được chia làm 3 loại: HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định. |
Cơ quan giải quyết tranh chấp | Tranh chấp của hợp đồng dân sự chỉ có thể được giải quyết riêng giữa 2 bên hoặc đưa ra toà án. | Tranh chấp của HĐLĐ được giải quyết bởi Hòa giải viên lao động, Tòa án nhân dân. |
Phạt vi vi phạm hợp đồng | Hợp đồng dân sự thì mức phạt vi phạm trong Hợp đồng dân sự do các bên thỏa thuận và không bị khống chế bởi Bộ Luật Dân sự. | HĐLĐ quy định về vấn đề bồi thường: khi gây thiệt hại, vi phạm nghĩa vụ báo trước, vi phạm cam kết về giao kết hợp đồng lao động khi được đào tạo.... Tuy nhiên mức bồi thường được xác định dựa trên thiệt hại thực tế. |
Tham khảo thêm
Thông tư 216/2016/TT-BTC về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án
Sự khác nhau giữa phiên tòa dân sự và phiên tòa hình sự? Phân biệt phiên tòa dân sự và phiên tòa hình sự?
Thông tư liên tịch 144/2010/TTLT-BTC-BTP về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự Hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự
Luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 sửa đổi năm 2011 Bộ Luật tố tụng dân sự 65/2011/QH12
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo

Xóa Đăng nhập để Gửi
Mới nhất trong tuần
-
Lương thưởng Tết Dương lịch 2022
-
Toàn bộ quy định mới về tiền lương áp dụng trong năm 2023
-
Cách tính tiền lương làm thêm giờ 2023
-
Nguyên tắc công dân bình đẳng trong lao động
-
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 2023 thế nào?
-
Thử việc có được nghỉ phép năm 2023?
-
Các khoản tiền tăng theo lương cơ sở 2023
-
Cách tính lương, phụ cấp cán bộ công chức viên chức 2023
-
Cách tính lương tối thiểu giờ mới nhất 2023
-
Tiền lương là gì?