Dân quân tự vệ là gì? Dân quân tự vệ có phải là nghĩa vụ bắt buộc không?
Dân quân tự vệ là gì? Dân quân tự vệ có phải là nghĩa vụ bắt buộc không? Điều kiện tham gia dân quân tự vệ Dân quân tự vệ là lực lượng quan trọng trong đường lối, chính sách của Đảng trong thời chiến và cả thời bình.
Quy định về dân quân tự vệ
- 1. Dân quân tự vệ là gì?
- 2. Dân quân tự vệ có phải là nghĩa vụ bắt buộc không?
- 3. Đi dân quân có được miễn nghĩa vụ quân sự?
- 4. Độ tuổi tham gia dân quân tự vệ
- 5. Thời gian thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ
- 6. Trốn tham gia dân quân tự vệ bị xử phạt như thế nào?
- 7. Không tham gia dân quân tự vệ có bị đi tù không?
1. Dân quân tự vệ là gì?
Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, là một thành phần của Lực lượng Vũ trang nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý điều hành của Chính phủ và của uỷ ban nhân dân các cấp, sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương, có trách nhiệm bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở cấp xã, cơ quan, tổ chức.
Trong thời bình, dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt có nhiệm vụ vừa lao động sản xuất, vừa đóng vai trò xung kích trong bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và các sự cố nghiêm trọng khác, đồng thời phối hợp với lực lượng an ninh cơ sở giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện góp phần xây dựng khu vực phòng thủ địa phương ngày càng vững chắc. Ở biên giới, biển, đảo, dân quân tự vệ phối hợp với Bộ đội Biên phòng giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh biên giới của Tổ quốc.
Sinh thời, Bác Hồ đã từng nói: "Dân quân tự vệ (DQTV) là lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc, vô luận kẻ địch hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan”
2. Dân quân tự vệ có phải là nghĩa vụ bắt buộc không?
Theo quy định tại khoản 1 điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì:
Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
=> DQTV là nghĩa vụ bắt buộc đối với Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi.
Tuy nhiên việc tuyển chọn người tham gia nghĩa vụ DQTV cũng phải đáp ứng được 3 điều kiện quy định tại khoản 1 điều 10 luật này:
- Lý lịch rõ ràng;
- Chấp hành nghiêm đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ.
3. Đi dân quân có được miễn nghĩa vụ quân sự?
Đi dân quân tự vệ có được miễn nghĩa vụ quân sự hẳn là câu hỏi chung của rất nhiều bạn.
Theo quy định tại điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 được sửa đổi bởi luật DQTV 2019 thì Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình nếu đã là dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ
=> Nếu đã tham gia nghĩa vụ DQTV thường trực ít nhất 24 tháng thì được xem là đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự và không phải tham gia nghĩa vụ quân sự nữa
Nếu tham gia nghĩa vụ DQTV tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế thì không được xem là hoàn thành nghĩa vụ quân sự và vẫn phải tham gia NVQS nếu có giấy gọi.
4. Độ tuổi tham gia dân quân tự vệ
Theo khoản 1 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 độ tuổi tham gia dân quân tự vệ được quy định như sau:
- Đối với Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi.
- Nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
5. Thời gian thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ
Khoản 2 điều 8 Luật DQTV 2019 quy định:
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.
=> Tùy từng vị trí nghĩa vụ DQTV mà thời gian thực hiện nghĩa vụ sẽ khác nhau.
6. Trốn tham gia dân quân tự vệ bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 21a Nghị định 120/2013/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành vào ngày 22/7/2022), bổ sung các mức xử phạt vi phạm hành chính về việc thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi chống đối việc thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi tự ý thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền cho thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trước thời hạn hoặc đưa ra khỏi danh sách dân quân tự vệ.
Đồng thời, ngoài hình phạt hành chính là phạt tiền thì người có các hành vi trên còn buộc phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
7. Không tham gia dân quân tự vệ có bị đi tù không?
Hiện nay Bộ luật Hình sự 2015 (SĐBS 2017) chỉ quy định về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự tại Điều 322. Đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, không có quy định truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do đó công dân không tham gia dân quân tự vệ sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vàkhông phải chịu hình phạt tù.
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Dân quân tự vệ là gì? Dân quân tự vệ có phải là nghĩa vụ bắt buộc không? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Hoa TrịnhThích · Phản hồi · 0 · 10/06/22
- Cô bé bướng bỉnhThích · Phản hồi · 0 · 10/06/22
- Nguyễn Thị Hải YếnThích · Phản hồi · 0 · 10/06/22
-
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công