Quy định về phụ cấp kiêm nhiệm năm 2024

Quy định về phụ cấp kiêm nhiệm 2024 gồm những gì? Kiêm nhiệm là gì? Phụ cấp kiêm nhiệm là phụ cấp gì, được áp dụng cho những đối tượng nào? Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu về các quy định hiện hành đối với phụ cấp kiêm nhiệm và cách tính phụ cấp kiêm nhiệm mới nhất qua nội dung chi tiết dưới đây nhé! Mời các bạn cùng tham khảo.

Hướng dẫn tính phụ cấp kiêm nhiệm
Hướng dẫn tính phụ cấp kiêm nhiệm

1. Phụ cấp kiêm nhiệm là gì?

Cán bộ, công chức, viên chức công tác trong các đơn vị hành chính sự nghiệp hay lực lượng an ninh, quốc phòng nếu đảm nhiệm nhiều chức vụ thì sẽ được hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh cao nhất và có thể được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm nếu đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định.

Hiện nay, do chính sách tinh giản biên chế mà nhiều cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm nhiều chức vụ. Do đó, để đảm bảo sự công bằng đối với công sức họ bỏ ra cũng như tạo động lực để cho những người làm công tác kiêm nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhà nước có những quy định về mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm - số tiền mà những người kiêm nhiệm nhiều chức vụ sẽ được hưởng.

Để tìm hiểu về mức phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định hiện hành đối với các đối tượng, mời các bạn cùng tham khảo nội dung tiếp theo.

2. Quy định về phụ cấp kiêm nhiệm

Phụ cấp kiêm kiệm được quy định, điều chỉnh bởi Thông tư 78/2005/TT-BNV, Thông tư 25/2007/TT-BQP và một số văn bản pháp luật liên quan khác.

2.1. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo

Mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo:

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 204: Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.

Theo đó, phụ cấp kiêm nhiệm của công chức được nêu cụ thể tại mục III Thông tư 78/2005/TT-BNV theo công thức: Phụ cấp kiêm nhiệm = (bằng) 10% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Trong đó, mức lương hiện hưởng = (bằng) hệ số lương x (nhân) mức lương cơ sở.

Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác

=

Hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm

x

Mức lương tối thiểu chung

x

(10%)

Quy định về phụ cấp kiêm nhiệm

2.2 Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đối với sĩ quan

Mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo:

Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo cơ quan, đơn vị khác

=

Hệ số lương cấp hàm cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng

x

Mức lương tối thiểu chung

x

10%

Lưu ý: Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất.

Hiện nay mức lương tối thiểu chung (Mức lương cơ sở) vẫn là là 1.490.000 đồng/tháng

2.3 Các loại phụ cấp kiêm nhiệm khác

Chế độ phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được quy định tại điều 7 Nghị định 72/2020/NĐ-CP như sau:

Thôn đội trưởng hưởng thêm 29.800 đồng khi kiêm nhiệm chức vụ tiểu đội trưởng hoặc thêm 35.760 đồng khi kiêm nhiệm chức vụ trung đội trưởng dân quân tại chỗ.

Phụ cấp kiêm nhiệm của giáo viên

3. Điều kiện hưởng phụ cấp kiêm nhiệm

3.1 Điều kiện hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo

Theo quy định tại Thông tư 78/2005/TT-BNV:

Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo được áp dụng với đối tượng đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.
  • Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị khác này theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

3.2 Điều kiện hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đối với sĩ quan

Theo quy định tại Thông tư 25/2007/TT-BQP:

Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đối với sĩ quan được áp dụng với đối tượng có đầy đủ các điều kiện sau:

  • Sĩ quan đang giữ chức danh lãnh đạo ở một cơ quan, đơn vị
  • Được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị khác này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm Hoặc được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm kiêm chức danh lãnh đạo ở một cơ quan, đơn vị ngoài quân đội.

Ví dụ: Đồng chí Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự TW; được Chủ tịch nước bổ nhiệm kiêm chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

4. Phụ cấp kiêm nhiệm trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Hiện nay không có văn bản pháp luật quy định phụ cấp kiêm nhiệm trong doanh nghiệp nhà nước.

Trên đây, Hoatieu.vn cung cấp Quy định về phụ cấp kiêm nhiệm năm 2022. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Lao động - tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
5 2.002
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm