Phân biệt phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết

Tải về

Sự khác nhau giữa phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết

Phân biệt phòng vệ chính đáng và hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là 2 khái niệm ta thường gặp trong cuộc sống. Sự khác nhau giữa hai trường hợp trên thế nào, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Tình thế cấp thiết và phòng vệ chính đáng là hai quy định trong pháp luật hình sự dễ gây nhầm lẫn trong việc xác định hành vi vì nhiều điểm thoạt nghe khá tương đồng và có sự “na ná giống nhau” , nhiều người không học luật, hay thậm chí học luật mà học kiểu lơ mơ cũng không phân biệt được hai trường hợp này chứ không phải đùa. Nên mình có bảng so sánh nhỏ nhỏ sau, mọi người tham khảo.

Tình thế cấp thiết

Phòng vệ chính đáng

Giống nhau

- Đều là hành vi nhằm loại trừ một yếu tố nguy hiểm cho xã hội.

- Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết hoặc phòng vệ chính đáng không phải là hành vi phạm tội.

- Nếu vượt quá giới hạn thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khái niệm

Là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên

Nguồn gây ra nguy hiểm

Đa dạng, có thể là từ thiên tai, sự cố kỹ thuật… và cũng có thể là do hành vi của con người.

Là hành vi của con người.

Phương pháp thực hiện hành vi loại trừ nguồn nguy hiểm

Gây một thiệt hại khác.

Chống trả lại một cách cần thiết.

Mức độ thiệt hại của hành vi

Nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Thiệt hại gây ra không nhất thiết là phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Phạm vi để thực hiện hành vi

Thiệt hại gây ra phải là thiệt hại nhỏ hơn và không được thực hiện hành vi gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác.

Chỉ được gây thiệt hại cho người có hành vi xâm hại lợi ích hợp pháp chứ không gây thiệt hại cho người khác.

Ưu tiên lựa chọn khi thực hiện hành vi.

Phải là lựa chọn cuối cùng, không còn cách nào khác để ngăn ngừa thiệt hại thì mới được phép gây ra một thiệt hại khác nhỏ hơn để ngăn ngừa thiệt hại cho xã hội bởi thiên tai, súc vật…

Không nhất thiết phải là lựa chọn cuối cùng của người phòng vệ chính đáng.

Căn cứ pháp lý

Điều 16 Bộ luật hình sự.

Điều 15 Bộ luật hình sự.

Đánh giá bài viết
1 1.211
Phân biệt phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm