Phân biệt vi bằng và văn bản công chứng
Phân biệt vi bằng và văn bản công chứng. Vi bằng và văn bản công chứng khác nhau thế nào? Liệu vi bằng có thể thay thế văn bản công chứng?
Vi bằng và văn bản công chứng khác nhau thế nào?
1. Vi bằng là gì?
Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
=> Vi bằng là một dạng văn bản ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật do cơ quan thừa phát lại thực hiện
2. Phân biệt vi bằng và văn bản công chứng
Tiêu chí | Văn bản công chứng | Vi bằng |
Khái niệm | Là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng 2014 | Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP |
Chủ thể lập | Công chứng viên | Thừa phát lại |
Nội dung | Văn bản công chứng bao gồm các nội dung sau đây: - Hợp đồng, giao dịch, bản dịch; - Lời chứng của công chứng viên. | Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt, có nội dung chủ yếu sau đây: - Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng; - Địa điểm, thời gian lập vi bằng; - Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng; - Họ, tên người tham gia khác (nếu có); - Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận; - Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng; - Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu). |
Giá trị pháp lý | - Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. - Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. | Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. |
Chế độ lưu trữ | Bản chính văn bản công chứng và các giấy tờ khác trong hồ sơ công chứng phải được lưu trữ ít nhất là 20 năm tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; trường hợp lưu trữ ngoài trụ sở thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của Sở Tư pháp. | Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng. Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. (Xem thêm hướng dẫn tại Thông tư 05/2020/TT-BTP). |
Căn cứ pháp lý | Luật Công chứng 2014 | Nghị định 08/2020/NĐ-CP |
Thủ tục thực hiện | Không có thủ tục đăng ký tại Sở Tư pháp | Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp. |
3. Vi bằng có thay thế văn bản công chứng được không?
Như đã phân tích tại mục 2 bài này, vi bằng và văn bản công chứng có những giá trị pháp lý khác nhau.
Bên cạnh đó điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
=> Vi bằng không thể thay thế văn bản công chứng
Trên đây, Hoatieu.vn đã Phân biệt vi bằng và văn bản công chứng. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27