Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người

Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người

Kế hoạch 42/KH-UBND được Chính phủ ban hành nhằm quán triệt sâu rộng nội dung Chương trình 130/CP giai đoạn 2016 - 2020 đến các Bộ, ngành, đoàn thể và địa phương tạo ra sự chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động trong toàn xã hội về phòng, chống mua bán người nhằm giảm nguy cơ mua bán người; giảm tội phạm mua bán người; thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.

Luật số 66/2011/QH12 phòng, chống mua bán người

Quyết định 282/QĐ-TTg về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân

Quyết định 266/QĐ-TTg Kế hoạch triển khai thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 42/KH-UBNDHà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2016

KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Thực hiện Kế hoạch số 15/KH-BCĐ ngày 19/01/2016 của Ban Chỉ đạo 138/CP Chính phủ về việc triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn Thành phố với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ CHỈ TIÊU CỦA CÁC ĐỀ ÁN:

1. Mục tiêu, yêu cầu

1.1. Tổ chức nghiên cứu, phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung Chương trình 130/CP giai đoạn 2016 - 2020 đến các Bộ, ngành, đoàn thể và địa phương tạo ra sự chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động trong toàn xã hội về phòng, chống mua bán người nhằm giảm nguy cơ mua bán người; giảm tội phạm mua bán người; thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.

1.2. Chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp, huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp, thống nhất, toàn diện trong phòng, chống mua bán người.

1.3. Quá trình thực hiện phải tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện một cách quyết liệt, thiết thực, phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các Đề án của Chương trình và giữa các ngành chức năng có liên quan để tạo thế đồng bộ, hiệu quả, triệt để trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.

2. Các Đề án cụ thể

2.1. Đề án 1: Truyền thông phòng, chống mua bán người. Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và truyền thông.

a. Chỉ tiêu cụ thể:

  • Đến năm 2017 đạt 75% và năm 2020 đạt 100% số xã, phường, thị trấn nhận và triển khai tài liệu hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật, tài liệu truyền thông thay đổi hành vi về phòng, chống mua bán người;
  • Đến năm 2020, ít nhất 30% số xã thuộc địa bàn trọng điểm (địa bàn có nhiều vụ việc xảy ra, có nhiều nạn nhân bị mua bán trở về hoặc có nhiều nguy cơ) có mô hình chuyên sâu về phòng ngừa mua bán người và 50% số xã trên địa bàn Thành phố có mô hình lồng ghép về phòng, chống mua bán người;
  • Đến năm 2016, thông tin về công tác phòng, chống mua bán người được đăng tải trên cơ quan báo chí trung ương hoặc địa phương ít nhất 01 tháng/01 lần.
  • Đến năm 2020, đạt 75% người dân tại các địa bàn trọng điểm, tập trung vào nhóm tuổi từ 14-60 tuổi, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em được tiếp cận các thông tin có kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán người, kỹ năng xử lý các tình huống liên quan đến mua bán người.

b. Các Tiểu Đề án:

  • Tiểu Đề án 1: Truyền thông phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
  • Tiểu Đề án 2: Truyền thông phòng, chống mua bán người tại cộng đồng. Cơ quan chủ trì thực hiện: Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố.

2.2. Đề án 2: Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người. Cơ quan chủ trì thực hiện: Công an Thành phố.

a. Chỉ tiêu cụ thể:

  • 100% các tuyến, địa bàn trọng điểm về mua bán người được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn;
  • Hàng năm, 100% các tuyến, địa bàn trọng điểm về mua bán người được các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn;
  • Hàng năm, 100% thông tin liên quan đến tội phạm mua bán người chuyển đến cơ quan có thẩm quyền được phân loại, xử lý và những trường hợp có dấu hiệu tội phạm được xác minh theo luật định;
  • Hàng năm, tăng ít nhất 2% tỷ lệ khởi tố điều tra các vụ án mua bán người trên tổng số các vụ việc được phát hiện;
  • Hàng năm, đạt 95% số vụ án mua bán người được truy tố trên tổng số vụ do Viện Kiểm sát thụ lý;
  • Hàng năm, đạt 95% số vụ án mua bán người được giải quyết và xét xử trên tổng số vụ do Tòa án thụ lý.

b. Các Tiểu Đề án:

  • Tiểu đề án 1: Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người khu vực nội địa. Cơ quan chủ trì thực hiện: Công an Thành phố.
  • Tiểu đề án 2: Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người khu vực biên giới, biển và hải đảo.
  • Tiểu đề án 3: Truy tố và xét xử tội phạm mua bán người. Cơ quan chủ trì thực hiện: Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố.

2.3. Đề án 3: Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

a. Chỉ tiêu cụ thể:

  • 100% các trường hợp đã tiếp nhận phải được tiến hành các thủ tục xác minh, xác định nạn nhân và được hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật;
  • 100% nạn nhân có nhu cầu được hỗ trợ chế độ theo quy định của pháp luật;
  • 100% nạn nhân và người thân thích có nhu cầu được bảo vệ an toàn theo quy định của pháp luật;
  • Đến năm 2020, xây dựng được các mô hình hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán.

b. Các Tiểu Đề án:

  • Tiểu Đề án 1: Tiếp nhận, xác minh và bảo vệ nạn nhân. Cơ quan chủ trì thực hiện: Công an Thành phố.
  • Tiểu Đề án 2: Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

2.4. Đề án 4: Hoàn thiện pháp luật và theo dõi thi hành chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người. Cơ quan chủ trì: Công an Thành phố.

Chỉ tiêu cụ thể:

  • 100% các văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) phần có liên quan đến tội phạm mua bán người, bảo vệ nạn nhân được ban hành và có hiệu lực cùng thời điểm với Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) được triển khai và thực hiện;
  • Xây dựng kế hoạch triển khai và theo dõi thi hành Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), trong đó có các quy định liên quan đến phòng, chống tội phạm mua bán người và bảo vệ người bị hại trong các vụ án mua bán người;
  • 100% các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến phòng, chống mua bán người được theo dõi thi hành và đánh giá hiệu quả.
Đánh giá bài viết
1 566
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi