Mất tích bao lâu thì báo công an?

Những năm gần đây, hiện tượng trẻ em đi lạc, bị bắt cóc đang là vấn đề nóng hổi được nhiều người quan tâm. Thế nhưng liệu mọi người có nắm rõ quy định của pháp luật về việc trình báo người mất tích?

Trong bài viết này, Hoatieu.vn sẽ giúp độc giả trả lời câu hỏi "Mất tích bao lâu thì báo công an?" theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Mất tích bao lâu thì báo công an?

1. Mất liên lạc bao lâu là mất tích?

Mất tích là việc mất liên lạc với một người, không có thông tin gì về người đó, không biết họ đang làm gì, ở đâu, đang sống hay đã chết.

Vậy mất liên lạc bao lâu thì được xem là mất tích?

Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Do vậy, nếu đáp ứng đủ thời gian (02 năm liền) và các điều kiện như trên (đã áp dụng các biện pháp tìm kiếm...) thì tòa án sẽ tuyên bố người đó mất tích

2. Mất tích bao lâu thì được báo công an?

Khi người thân, con cái... mất tích nghi ngờ do bị bắt cóc, đi lạc thì công dân có quyền trình báo cơ quan chức năng dưới dạng tin báo hoặc tố giác (có thể làm đơn, đến trình báo trực tiếp, báo qua điện thoại hoặc dịch vụ bưu chính)

Vậy mất tích bao nhiêu giờ thì được trình báo?

Điều 144 BLTTHS 2015 quy định:

Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

Sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác thì cơ quan công an sẽ tiếp nhận, xác minh dấu hiệu tội phạm. Nếu có dấu hiệu của tội phạm thì sẽ tìm kiếm, khởi tố vụ án hình sự

Tuy nhiên hiện nay pháp luật chưa quy định thời gian mất tích bao lâu thì được báo công an. Các bạn có thể đi báo tin ngay lập tức hoặc sau vài ngày miễn là tin báo đó đúng (đúng là có người mất tích), có dấu hiệu tội phạm (ví dụ: bị bắt cóc) thì sẽ được giải quyết theo đúng trình tự tại điều 147 BLTTHS 2015 (thời gian xác minh, ra quyết định là 20 ngày, nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì có thể kéo dài, gia hạn tối đa 4 tháng)

Pháp luật cũng quy định trách nhiệm đối với người cung cấp tin báo, tố giác như sau: Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Vì vậy khi thực sự có người mất tích thì các bạn mới nên đi trình báo, trình báo kiểu "đùa vui" thì tùy mức độ mà các bạn có thể bị phạt tiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều này cũng tương tự với trường hợp "Trẻ em mất tích bao lâu thì báo công an?". Pháp luật không phân biệt trẻ em và người lớn mất tích nên các bạn có thể áp dụng các quy định trên cho mọi đối tượng

3. Trình tự, thủ tục trình báo Công an có người mất tích

Có các cách sau đây để trình báo Công an có người mất tích:

  • Trực tiếp đến trình báo tại cơ quan Công an
  • Làm đơn trình báo
  • Trình báo qua dịch vụ bưu chính, điện thoại
  • Qua các phương tiện thông tin khác

Ngoài ra các bạn có thể báo cho cơ quan, tổ chức khác: Bệnh viện, ủy ban nhân dân, trường học... Những cơ quan này có trách nhiệm chuyển ngay tin báo cho cơ quan điều tra có thẩm quyền

Đối với cách làm đơn, các bạn có thể tham khảo mẫu đơn tại bài Mẫu đơn trình báo người mất tích

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan vấn đề Trình báo có người mất tích. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan

Đánh giá bài viết
3 815
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm