Di sản văn hóa vật thể là gì?

Di sản văn hóa vật thể là gì? Di sản văn hóa là tài sản quý báu có giá trị to lớn về mặt lịch sử của dân tộc cần được bảo tồn, gìn giữ. Để giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan và rõ nét hơn về di sản văn hóa vật thể, bài viết dưới đây của HoaTieu.vn xin cung cấp thông tin về di sản văn hóa vật thể cùng ví dụ cụ thể, mời các bạn cùng tham khảo.

Di sản văn hóa vật thể là gì? 
Di sản văn hóa vật thể là gì?

1. Di sản văn hóa vật thể là gì?

Theo Khoản 1 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 đã xác định rõ về di sản văn hóa là:

Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy di sản văn hóa gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.

Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định rõ về khái niệm Di sản văn hóa vật thể như sau:

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Qua quy định trên, có thể hiểu một cách đơn giản di sản văn hóa vật thể bao gồm: các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Các di sản văn hóa vật thể là những thực thể tồn tại trong cuộc sống đời thực, con người có thể nhìn thấy, sờ nắm, chạm vào được.

Mỗi di sản văn hóa vật thể như những chiếc thuyền trở văn hóa ngàn đời của cha ông, trải qua bao bão táp biến đổi của thời cuộc để đáp xuống cuộc sống hiện đại ngày nay, tái hiện cho thế hệ trẻ người Việt hiện tại hay mai sau thấy được những giá trị truyền thống, phong tục tập quán, trí tuệ... của lớp người đi trước. Đồng thời giúp con người hiện đại hiểu thêm về truyền thống dân tộc, những ký ức lịch sử đã từng bị phủ bụi mờ bởi thời gian niên đại xa xăm, khơi gợi lòng tự tôn dân tộc, tình yêu thương với quê hương đất nước, lòng tự hào về nét đặc sắc trong văn hóa chỉ riêng mỗi dân tộc mình có của mỗi người con đất Việt.

2. Ví dụ về di sản văn hóa vật thể

Phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An

- Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

- Hoàng thành Thăng Long

- Quần thể danh thắng Tràng An

- Phố cổ Hội An

- Thánh địa Mỹ Sơn

- Thành nhà Hồ

- Vịnh Hạ Long

- Quần thể di tích Cố đô Huế

Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã có cho mình kho tàng di sản văn hóa đồ sộ, đặc biệt là di sản văn hóa vật thể. Mỗi di sản lại mang trong mình những câu chuyên riêng của lớp lớp thế hệ đi trước, và chính chúng ta của hiện tại cũng là người viết tiếp những câu chuyện văn hóa truyền thống của dân tộc.

Qua những di tích cổ xưa, vật phẩm truyền thống của cha ông, ta lại thấy được những thước phim về trang sử vàng của dân tộc được tái hiện, để ta biết được cha ông xưa kia đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược ra sao, đời sống họ như thế nào,... Nét đẹp văn hóa tinh thần và trí tuệ của người xưa vẫn luôn được lưu giữ trong những di sản văn hóa vật thể ấy chờ đợi con người ngày nay và mai sau tiếp tục nghiên cứu, chiêm ngưỡng, tìm hiểu và gìn giữ.

3. Những hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa

Theo Điều 13 Luật di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định:

- Những hành vi làm sai lệch di tích:

+ Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích;

+ Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.

- Những hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể:

+ Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể;

+ Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể;

+ Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật.

- Những trường hợp sau đây bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ:

+ Tự ý đào bới, tìm kiếm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong khu vực bảo vệ di tích và địa điểm thuộc quy hoạch khảo cổ như di chỉ cư trú, mộ táng, công xưởng chế tác công cụ, thành lũy và các địa điểm khảo cổ khác;

+ Tự ý tìm kiếm, trục vớt các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia còn chìm đắm dưới nước.

Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi Di sản văn hóa vật thể là gì? Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 2.118
3 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • 🖼️
    Hoa Trịnh

    Thú vị

    Thích Phản hồi 22/07/22
    • 🖼️
      Bùi Linh

      Rất hay

      Thích Phản hồi 22/07/22
      • 🖼️
        Mediterranean sea

        Hữu ích

        Thích Phản hồi 22/07/22
        Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm