Học luật có cần xét 3 đời không?
Học luật có cần xét 3 đời không? Luật là một ngành học liên quan đến pháp lý nhưng không phải là ngành học nằm thuộc hệ thống cán bộ quản lý nhà nước. Tuy nhiên sau khi học Luật thì bạn có thể trở thành những người làm việc cho cơ quan nhà nước qua thi tuyển công chức. Vậy học Luật có cần xét lý lịch 3 đời hay không? Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.
Có cần xét 3 đời khi học luật không?
1. Điều kiện trở thành Luật sư
Theo quy định tại điều 10 và điều 11 Luật luật sư quy định như sau:
Điều 10. Tiêu chuẩn luật sư
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Điều 11. Điều kiện hành nghề luật sư
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.
Như vậy điều kiện để trở thành một Luật sư thì bạn cần trải qua những quá trình như sau:
- Thi đỗ đạt và học bằng cử nhân luật;
- Học khoá đào tào luật sư của Học viên Tư pháp;
- Trải qua thời gian tập sự hành nghề Luật sư;
- Thi đạt chứng chỉ hành nghề Luật sư;
- Gia nhập một đoàn Luật sư;
Có thể thấy để trở thành một luật sư không phải điều dễ dàng, người học phải trải qua thời gian học tập và thực hành ngắn nhất là 6 năm trong đó 4 năm học cử nhân và 2 năm học nghề Luật sư. Tuy nhiên để trở thành Luật sư thực thụ thì bạn cần có nhiều kinh nghiệm hơn thế và phải rèn luyện để vượt qua được kỳ thi sát hạch nhận chứng chỉ Luật sư. Vì thế trong thời gian học tập và hành nghề cần tích luỹ và rèn luyện thật sự tốt.
2. Học luật có cần xét 3 đời không?
Như những điều kiện được nêu ở trên có thể thấy không có yêu cầu nào bắt buộc bạn phải xét lý lịch tư pháp 3 đời. Người muốn học và theo đuổi ngành luật chỉ cần được xét tư cách cá nhân họ về đạo đức, phẩm chất và học vấn như nêu trên.
Theo như hoatieu.vn tìm hiểu thì có một số ngành học đặc thù cần xét lý lịch tư pháp trong phạm vi 3 đời là ngành thuộc khối Công An và Quân Sự.
3. Học luật có bắt buộc trở thành Luật sư không?
Đây cũng là câu hỏi nhiều người băn khoăn khi không biết mình học Luật ra trường làm được những công việc gì và có bắt buộc là trở thành luật sư hay không?
Câu trả lời là Không. Vì ngành luật là một ngành quan trọng của đất nước khi hiện nay mọi công việc của con người đều liên quan đến vấn đề pháp lý.
Những người học ngành luật sau khi ra trường có nhiều cơ hội và ngành nghề khác nhau, ví dụ như:
- Học luật có thể tiếp tục học để trở thành Công chứng viên;
- Có thể trở thành giảng viên ngành luật;
- Có thể làm việc cho các vị trí thuộc cơ quan nhà nước yêu cầu học luật như cán bộ Tư pháp, Toà án, Cơ quan Thuế,...
- Có thể làm việc tại các văn phòng Luật sư;
- Hoặc có thể làm việc tại các phòng ban pháp chế tại các công ty tư nhân.
Như vậy bạn có thể thấy gần như tất cả các lĩnh vực hiện nay đều cần đến pháp lý, vì pháp lý chính là công cụ bảo vệ quyền lợi của người dân, là công cụ để quản lý xã hội vào khuôn khổ.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Học luật có cần xét 3 đời không? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27