Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu 2024

Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu $(YEAR). Khi cha mẹ ly hôn, các bên vẫn phải có nghĩa vụ chăm sóc con cái theo quy định của pháp luật. Trong đó bao gồm cả việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Vậy cấp dưỡng là gì? Mức cấp dưỡng cho con tối thiểu năm 2024 là bao nhiêu? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây cùng HoaTieu.vn.

Quy định về tiền cấp dưỡng nuôi con 2024
Quy định về tiền cấp dưỡng nuôi con 2024

1. Cấp dưỡng là gì?

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Cấp dưỡng được định nghĩa trong Khoản 24 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định.

Theo Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Như vậy, qua các quy định trên có thể hiểu: Cấp dưỡng cho con là việc cha mẹ có nghĩa vụ đóp góp tiền hoặc tài sản để nuôi dưỡng con chưa thành niên, con không có khả năng lao động hoặc khó khăn túng thiếu... sau khi ly hôn.

Điều 107 Luật HNGĐ quy định:

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định.

2. Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu 2024

Hình ảnh minh họa về cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn
Hình ảnh minh họa về cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Căn cứ Điều 116 Luật HNGĐ quy định về mức cấp dưỡng như sau:

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy, hiện nay pháp luật chưa có quy định chi tiết về mức cấp dưỡng tối thiểu mà trao quyền cho các bên có liên quan, cụ thể ở đây là cha mẹ tự thỏa thuận về số tiền cấp dưỡng cho con.

Phải căn cứ vào sự đồng thuận của 2 bên và thu nhập của người không nuôi con để quyết định mức cấp dưỡng cho con. Vì nếu quy định chi tiết mà mức cấp dưỡng lại quá cao, quá khả năng chi trả của người cấp dưỡng thì rõ ràng là việc cấp dưỡng sẽ không thể thực hiện được trên thực tế, hoặc cấp dưỡng sẽ không lâu dài, ổn định.

3. Sắp có mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu 2024?

Mặc dù pháp luật nước ta chưa có văn bản quy định chi tiết về mức cấp dưỡng tối thiểu cho con là bao nhiêu.

Tuy nhiên, hiện nay Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị quyết hướng dẫn một số vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình, trong đó, đề xuất mới về tiền cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn như sau:

- Theo dự thảo, tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận.

- Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Tòa án quyết định mức cấp dưỡng ít nhất bằng 2/3 mức lương cơ sở và không được thấp hơn 30% mức thu nhập bình quân của người có nghĩa vụ cấp dưỡng trong 06 tháng liền kề.

- Năm 2024, mức lương cơ sở đang áp dụng là 1.490.000 đồng/tháng. Như vậy, nếu trường hợp Tòa án quyết định mức cấp dưỡng thì sẽ không thấp hơn 993.333 đồng/tháng.

- Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hằng tháng, hằng quý, nửa năm, hằng năm hoặc một lần.

- Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định phương thức cấp dưỡng hằng tháng hoặc phương thức khác phù hợp với nhu cầu, lợi ích của con và điều kiện của người cấp dưỡng.

Dự thảo quy định này thực sự rất sáng tạo, thể hiện sự bám sát với thực tế của các quy định pháp luật. Với mức cấp dưỡng ít nhất bằng 2/3 mức lương cơ sở và không được thấp hơn 30% mức thu nhập bình quân của người có nghĩa vụ cấp dưỡng trong 06 tháng liền kề thì cha mẹ hoàn toàn có đủ khả năng chi trả, chu cấp cho con cái.

Đồng thời quy định này cũng đảm bảo quyền lợi tối thiểu nhất trên phương diện pháp lý cho trẻ em - đối tượng cần được chăm sóc, yêu thương, còn non nớt và dễ bị tổn thương khi cha mẹ ly hôn.

Mong rằng quy định nhân văn mang đậm tính hiện thực và tiến bộ xã hội này sẽ sớm có hiệu lực chính thức.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật và của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 646
2 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • Đinh Thanh Hoa
    Đinh Thanh Hoa

    Vợ chồng có được thỏa thuận về cấp dưỡng nuôi con không?

    Thích Phản hồi 08/06/22
    • Nguyễn Thị Hải Yến
      Nguyễn Thị Hải Yến

      Quy định pháp luật không nêu cụ thể về việc nếu vợ và chồng khi ly hôn nhận nuôi con nhưng thống nhất bên còn lại không cần cấp dưỡng; trên thực tế Tòa án có thể chấp nhận hay không chấp nhận thỏa thuận của các bên về việc người còn lại không phải cấp dưỡng.

      Thích Phản hồi 08/06/22
  • Hạt đậu nhỏ
    Hạt đậu nhỏ

    Vậy là bây giờ sẽ áp dụng mức cấp dưỡng tối thiểu rồi ạ?

    Thích Phản hồi 08/06/22
    • Nguyễn Thị Hải Yến
      Nguyễn Thị Hải Yến

      Hiện nay "mức cấp dưỡng ít nhất bằng 2/3 mức lương cơ sở và không được thấp hơn 30% mức thu nhập bình quân của người có nghĩa vụ cấp dưỡng trong 06 tháng liền kề" chỉ mới là dự thảo đang được lấy ý kiến người dân chứ chưa được ban hành có hiệu lực bạn nhé!

      Thích Phản hồi 08/06/22
Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm