Cha mẹ ly hôn phải cấp dưỡng cho con đến bao nhiêu tuổi?

Khi vợ chồng ly hôn thì vấn đề con cái ai là người nuôi dưỡng và mức cấp dưỡng nuôi con như thế nào là vấn đề nhiều cặp vợ chồng quan tâm. Vậy Cha mẹ ly hôn phải cấp dưỡng cho con đến bao nhiêu tuổi?

1. Cấp dưỡng là gì? 

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

2. Cha mẹ có bắt buộc phải cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn không? 

Trên thực tế, không ít các trường hợp cha mẹ ly hôn nhưng một trong 2 người hoặc cả 2 người đều không trợ cấp cho con. Vậy, việc trợ cấp cho con sau khi ly hôn có bắt buộc không?

Theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có nghĩa vụ sau:

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Như vậy, pháp luật quy định cấp dưỡng cho con cái là nghĩa vụ và trách nhiệm của người làm cha làm mẹ. Do đó, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái sau khi bố mẹ ly hôn là bắt buộc. Tuy nhiên, nhiều gia đình không có điều kiện hoặc do nhiều lý do khác nhau không trợ cấp cho con cái, mặc dù có hình thức cưỡng chế thi hành nhưng vẫn rất khó để bắt buộc họ trợ cấp cho con. Hơn nữa, về mặt đạo đức cũng bị chỉ trích, lên án đối với hành vi không có trách nhiệm, không có tình thương đối với con cái của mình.

3. Trường hợp nào cha mẹ không phải cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn? 

Theo quy định, cha mẹ có trách nhiệm cấp dưỡng cho con cái của họ. Vậy đến khi nào thì cha mẹ không phải cấp dưỡng cho con nữa. Căn cứ vào Điều 118 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

  • Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
  • Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
  • Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
  • Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
  • Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
  • Trường hợp khác theo quy định của luật.

4. Ai là người phải cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn?

Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2015, gọi tắt là Luật hôn nhân và gia đình, cấp dưỡng là nghĩa vụ đóng góp tiền bạc hoặc tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình nhưng có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng.

Khi hai vợ chồng ly hôn, ngoài việc chấm dứt quan hệ vợ chồng thì còn giải quyết việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái. Nếu thỏa thuận được thì thực hiện theo thỏa thuận, không thỏa thuận được thì nhờ Tòa án giải quyết.

Về việc cấp dưỡng con cái, khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình khẳng định:

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

Đồng thời, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở cũng như có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người còn lại.

Như vậy, khi hai vợ chồng ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Cha mẹ ly hôn phải cấp dưỡng cho con đến bao nhiêu tuổi?

5. Cha mẹ ly hôn chỉ phải cấp dưỡng khi con đủ 18 tuổi?

Căn cứ quy định tại Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình, cha, mẹ khi ly hôn mà không sống cùng con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Luật này cũng nêu rõ, người con được cấp dưỡng là:

- Người chưa thành niên;

- Người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

- Người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Theo đó, người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Điều 20 Bộ luật Dân sự); người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi trở lên (Điều 21 Bộ luật Dân sự).

Như vậy, cha mẹ khi ly hôn, người không sống chung với con phải cấp dưỡng khi con:

- Chưa đủ 18 tuổi;

- Đủ 18 tuổi nhưng không có khả năng lao động cũng không có tài sản để tự nuôi sống bản thân.

Đồng thời, tại Điều 118 Luật hôn nhân và gia đình, nghĩa vụ này sẽ chấm dứt nếu người được cấp dưỡng đã đủ 18 tuổi và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình…

Như vậy, có thể thấy, khi cha mẹ ly hôn, người không sống cùng với con phải cấp dưỡng cho đến khi con đủ 18 tuổi (với trường hợp cấp dưỡng cho con chưa thành niên) hoặc khi con có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi sống mình (với trường hợp còn lại).

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Dân sự của phần Hỏi đáp pháp luật.

Đánh giá bài viết
2 904
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm