Bảo lãnh là gì? Ví dụ về bảo lãnh

Những trẻ vị thành niên chưa đủ 18 tuổi, chẳng may vi phạm giao thông hay muốn thực hiện một nghĩa vụ gì đó thì cần phải có người bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ đó. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết bảo lãnh là gì? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn: Bảo lãnh là gì? Ví dụ về bảo lãnh để bạn hiểu rõ hơn.

1. Bảo lãnh là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 335 Bộ luật dân sự 2015 thì bảo lãnh tài sản được hiểu như sau:

Điều 335. Bảo lãnh

1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh (thông thường là người có nghĩa vụ) nếu như người sau này không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ. Người thứ ba ở đây có thể là cá nhân, pháp nhân, thông thường người thứ ba, nếu là cá nhân thì phải là người có uy tín, có khả năng kinh tế và là người có quan hệ thân thiết với người được bảo lãnh.

2. Ví dụ về bảo lãnh.

M vay N số tiền 100 triệu đồng, thời hạn 3 tháng, lãi suất 1% /tháng. K bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của M. Sau 3 tháng, nếu M không có khả năng thanh toán, thì K phải thực hiện nghĩa vụ đó thay M. Khi đó, K sẽ phải thay M trả số tiền 100 triệu đồng cho N, cùng với đó là số tiền lãi 3 triệu đồng (1%/tháng) và số tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại (nếu có).

Bảo lãnh là gì? Ví dụ về bảo lãnh

3. Hình thức và đối tượng của bảo lãnh.

  • Hình thức : Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực.
  • Đối tượng của biện pháp bảo lãnh có thể là tài sản hoặc công việc tùy theo nghĩa vụ được đảm bảo là nghĩa vụ thanh toán tiền hay nghĩa vụ thực hiện 1 công việc nhất định.

4. Nội dung của bảo lãnh.

Khi đến hạn mà bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ như đã thỏa thuận thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay đối với bên nhận bảo lãnh trong phạm vi đã xác định. Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hoàn lại đối với mình, nếu không có thỏa thuận khác.

5. Xử lí tài sản của bên bảo lãnh và chấm dứt việc bảo lãnh.

Trường hợp đã đến hạn thực nghĩa vụ bảo lãnh mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho việc bảo lãnh.

Việc bảo lãnh chấm dứt khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh chấm dứt, việc bảo lãnh được hủy bỏ với sự đồng ý của bên nhận bảo lãnh hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác…

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Đặt cọc là gì và ví dụ về đặt cọc, Quy định pháp luật về thế chấp tài sản 2021 từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 3.898
0 Bình luận
Sắp xếp theo