Quy định pháp luật về thế chấp tài sản 2021

Thế chấp tài sản là giao dịch dân sự phổ biến diễn ra trên thực tế đời sống hàng ngày. Khi bạn muốn có một khoản vay lớn từ ngân hàng, việc của bạn là thế chấp tài sản để ngân hàng đảm bảo bạn có thể trả nợ và cho bạn vay. Vậy, quy định về thế chấp tài sản thế nào? Cùng đọc bài viết này của Hoatieu.vn nhé.!

1. Thế chấp tài sản là gì? Ví dụ về thế chấp tài sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 thì thế chấp tài sản được hiểu như sau:

Điều 317. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Như vậy theo quy định pháp luật thế chấp tài sản là sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật, bên thế chấp sẽ phải dùng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng không chuyển giao tài sản cho bên có quyền.

  • Ví dụ về thế chấp tài sản.

Do cần tiền làm ăn, anh A đã tiến hành thế chấp quyền sử dụng 1000m2 đất mà mình có cho ngân hàng để vay tiền trong thời hạn 10 năm. Hết 10 năm A không trả được nợ cho ngân hàng. Ngân hàng tiến hành các thủ tục để xử lý toàn bộ 1000m2 đất của A.

2. Hình thức và đối tượng của thế chấp tài sản.

  • Hình thức: Việc thế chấp phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.
  • Đối tượng: Tài sản thế chấp có thể là vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá, có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản đang cho thuê, cho mượn cũng được dùng để thế chấp.

Quy định pháp luật về thế chấp tài sản

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong thế chấp tài sản.

Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản được quy định trong Điều 320, 321 Bộ luật dân sự 2015: bên thế chấp có nghĩa vụ phải bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, bên thế chấp có quyền được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho các bên liên quan biết…

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp tài sản được quy định trong Điều 322, 323 Bộ luật dân sự 2015: bên nhận thế chấp có nghĩa vụ phải hoàn trả cho bên thế chấp giấy tờ về tài sản thế chấp chấm dứt khi chấm dứt thế chấp, bên nhận thế chấp có nghĩa vụ yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp, yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn giá trị của tài sản…

4. Xử lý tài sản và chấm dứt thế chấp tài sản như thế nào?

  • Xử lý tài sản trong trường hợp nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản thế chấp được xử lí để thực hiện nghĩa vụ. Về nguyên tắc, việc xử lí tài sản thế chấp được thực hiện thông qua phương thức bán đấu giá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Chấm dứt thế chấp tài sản được quy định trong Điều 327 Bộ luật dân sự 2015. Việc thế chấp tài sản được coi là chấm dứt khi tài sản đã được xử lí, theo thỏa thuận của các bên, nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp đã thực hiện xong, việc thế chấp được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Như vậy, trên đây là ý kiến tư vấn của Hoatieu.vn. Mời bạn tham khảo một số bài viết hữu ích khác như:

Đánh giá bài viết
5 145
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm