Quyền sở hữu tài sản riêng trong hôn nhân

Ngoài quy định pháp luật dân sự về sở hữu chung trong hôn nhân còn có quyền sở hữu tài sản riêng trong hôn nhân. Vậy tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân, căn cứ xác lập phân chia tài sản như thế nào? Nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

Quyền sở hữu tài sản riêng trong hôn nhân

1. Quyền sở hữu tài sản riêng trong hôn nhân

Xác định tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Tài sản riêng của vợ, chồng

  • Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. cụ thể: “Khi hôn nhân tồn tại, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.” và “Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng".
  • Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.

Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng

  • Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, trừ trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ chồng.
  • Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không uỷ quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó.
  • Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
  • Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng.
  • Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ chồng.

2. Ví dụ tình huống thực tế về quyền sở hữu tài sản riêng

Chị Loan được bố mẹ cho tiền mua căn hộ chung cư nhưng chỉ muốn đứng tên mình, xác định đây không phải là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Tiết kiệm được hơn một tỷ đồng sau gần 10 năm đi làm, anh Ngọc mua một ngôi nhà nhỏ để chuẩn bị cưới vợ. Trước khi thanh toán, anh nói với bạn gái rằng tài sản sau kết hôn mới đứng tên vợ chồng, còn ngôi nhà này là tài sản của riêng. Cô gái giận, thậm chí đòi chia tay cho rằng anh là người "tính toán". Nhưng khi anh thuyết phục rằng cũng tôn trọng quyền sở hữu riêng tài sản của vợ, cô mới nguôi ngoai.

Giống như anh Ngọc, chị Loan được bố mẹ đẻ cho riêng 2 tỷ đồng từ tiền bán đất. Khoản này chị muốn bí mật với chồng và dùng mua một căn chung cư để đầu tư. Chị nhờ bố mẹ đứng tên hợp đồng mua bán nhà và làm hợp đồng tặng riêng cho mình. Có trong tay tài sản phòng thân song chị luôn thấp thỏm sợ chồng biết chuyện sẽ có cái nhìn khác về mình, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình.

Lý giải tâm lý muốn sở hữu tài sản riêng trước hôn nhân và trong thời kỳ hôn nhân, chuyên gia tâm lý Lê Thị Minh Hoa (Viện Tâm lý & Giáo dục Pháp luật, TP HCM) cho biết, hiện nay vướng mắc về tài sản là nguyên nhân chính khiến nhiều cuộc chia tay không thể êm thấm. Bởi một bên cảm thấy bị thiệt khi phải chia đôi tài sản "mồ hôi nước mắt" cho người bạn đời cũ và càng quyết giữ lại khi tình cảm đã không còn.

Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam 2014 cho phép lập thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng trước hôn nhân, vì thế tránh rắc rối không đáng có, các cặp đôi có quyền lập "hợp đồng" để phân định. Tuy nhiên, đây là việc tế nhị, nếu không ứng xử khéo hoặc có được sự đồng thuận thì sẽ "rất dễ mất tình cảm”.

Một luật sư cho biết để hạn chế tranh chấp tài sản chung, pháp luật quy định khi mua nhà sau kết hôn bắt buộc trong hợp đồng phải có chữ ký của vợ, chồng. Nếu không phải lập văn bản ủy quyền cho người kia (vợ hoặc chồng) làm đại diện đứng tên hoặc phải lập “văn bản cam kết tài sản riêng” của vợ chồng.

Đối với tài sản được tặng cho riêng, người cho và người người nhận lập hợp đồng và thực hiện việc công chứng. Sau đó, người nhận phải đăng ký sang tên quyền sử dụng tài sản.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Chưa ly hôn nhưng có con với người khác có vi phạm, Không đăng ký kết hôn có được chia tài sản không từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 371
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm