Ai được coi là người sáng lập ra Chủ nghĩa thực dụng?

Ai được coi là người sáng lập ra Chủ nghĩa thực dụng? Chủ nghĩa thực dụng cũng là một trường phát tư duy được ra đời trong lịch sử. Chủ nghĩa này lấy hiệu quả và công dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá. Vậy chủ nghĩa thực dụng do ai sáng lập? Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

1. Ai được coi là người sáng lập ra Chủ nghĩa thực dụng?

Người sáng lập ra Chủ nghĩa thực dụng là Pierce và một số thành viên của nó.

C.X Pierce sinh ngày 10/9/1839, ông là một nhà triết học, nhà toán học và người khai sinh ra Chủ nghĩa Thực dụng. Ông gắn bó với ngành hóa và công tác khoa học trong khoảng 30 năm. Trong khoảng thời gian đó ông đã nghiên cứu và đóng góp trong các lĩnh vực như logic học, nhận thức luận và triết học khoa học.

Ngoài ra khi nói đến chủ nghĩa thực dụng người ta chỉ nói đến hai khuôn mặt tiêu biểu nhất là: W.James và J.Dewey.

Ai được coi là người sáng lập ra Chủ nghĩa thực dụng?
Ai được coi là người sáng lập ra Chủ nghĩa thực dụng?

2. Chủ nghĩa thực dụng là gì?

Chủ nghĩa thực dụng được ra đời từ câu lạc bộ siêu hình học và được bàn luận sôi nổi trong các cuộc hội thảo của câu lạc bộ này vào những năm 1871 đến 1874.

Chủ nghĩa thực dụng là lấy hiệu quả, công dụng làm thước đo đánh giá, cùng với đó là những nhà triết học cho rằng chủ nghĩa thực dụng không phải là một lý luận triết học mà chỉ là lý luận về phương pháp.

Sau khi Chủ nghĩa thực dụng ra đời đã phát triển nhanh chóng ở Mỹ, vào những năm 1908 thì người ra đã ước tính được có tới 13 thuyết về chủ nghĩa thực dụng của các triết gia. Đến ngày nay thì chủ nghĩa thực dụng được thế giới đánh giá là một trong những đóng góp vô cùng độc đáo và quan trọng cho triết học Mỹ.

Theo nhà triết học C.X.Pierce cho rằng muốn có lòng tin thì phải xây dựng được một phương pháp tư duy sáng suốt, chính xác để nhận biết được tư tưởng, lý thuyết đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực trong việc tác động đến hành động của chúng ta. Cũng theo ông thì tư tưởng này thì sẽ tạo ra hành động ấy, những tư tưởng giống nhau thì sẽ đem lại kết quả giống nhau. Khi hậu quả thực tiễn giống nhau thì tư tưởng cũng có mặt tương đồng về nội dung. Vì thế khi muốn đánh giá một giá trị của tư tưởng nào thì cần nhìn vào hậu quả thực tiễn mà xem xét, hậu quả sẽ cho thấy tư tưởng sau quả trình kiểm nghiệm thực tế. Đây có thể nói là một lối tư duy thực tiễn phản kháng lại những tư duy có tính chất suy lý, lý thuyết từ Châu Âu không thiết thực.

Về mặt chân lý thì chủ nghĩa thực dụng có quan hệ mật thiết với kinh nghiệm luận, tư duy của con người chỉ là một cách nhận thức của kinh nghiệm, là hành vi thức ứng, phản ứng của con người với thế giới quan.

Khi xem xét một vấn đề nào đó đúng hay chưa đúng cần xem xét nó có phù hợp với thực tế không, có hiệu quả không. Vậy nên chủ nghĩa thực dụng được sử dụng là thước đo để phân biệt chân lý với sai lầm.

3. Ví dụ về Chủ nghĩa thực dụng

Qua phân tích trên có thể thấy chủ nghĩa thực dụng cũng dễ dàng thấy trong cuộc sống, công việc và học tập của con người.

Ví dụ như trong học tập cả A và D đề có hai lối tư duy phương pháp học tập khác nhau. A thì là người học tập thiên về sách vở, hạn chế thời gian chơi và giao tiếp, còn D thì lại là người học mà mong muốn trải nghiệm thực tiễn, thực hành.

Sau khi kết thúc quá trình học tập thì D lại là người có nhiều kinh nghiệm làm việc, nhanh chóng hòa hợp với công việc cũng như được nhiều nhà tuyển dụng để mắt. Còn A thì lại chật vật trong công việc do hạn chế những kỹ năng xã hội. Qua đó cũng có thể thấy được chủ nghĩa thực dụng đã cho ta thấy được phương pháp học tập nào là hiệu quả và tốt hơn.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về Ai được coi là người sáng lập ra Chủ nghĩa thực dụng? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.

Đánh giá bài viết
1 40
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm