Phân biệt nhà giáo, giáo viên, giảng viên 2024
Nhà giáo, giảng viên, giáo viên đều là những tên chức danh để gọi những người trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục. Vậy sự khác nhau giữa giáo viên và giảng viên là gì và gọi như thế nào cho đúng? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây cùng HoaTieu.vn để phân biệt nhà giáo, giáo viên, giảng viên.
“Nhà giáo”, “giáo viên”, “giảng viên” tưởng chừng chỉ là những cụm từ hết sức bình thường chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày; tuy nhiên thực tế lại có rất nhiều người vẫn gọi sai so với quy định của pháp luật. Vậy gọi thế nào mới đúng?
Hiểu đúng về chức danh giáo viên, giảng viên, nhà giáo
1. Nhà giáo, giáo viên, giảng viên là gì
Về vấn đề này, Điều 70 Luật giáo dục 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014) có quy định cụ thể như sau:
- Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
- Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông (tiểu học, THCS, THPT), giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên.
- Nhà giáo giảng dạy trong các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên.
Ngoài ra, Luật Giáo dục 2019 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2020) cũng có quy định về vấn đề này:
- Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục (trừ Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập để đào tạo tiến sĩ).
- Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên;
- Nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.
Như vậy:
(1) Nhà giáo là tên gọi chung để chỉ những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục; nhà giáo bao gồm cả giáo viên, giảng viên.
(2) Trước ngày 01/7/2020, thực hiện theo Luật giáo dục 2005, việc xác định, phân biệt ai là giáo viên, đối tượng nào là giảng viên sẽ dựa vào việc người đó giảng dạy ở đâu.
(3) Từ ngày 01/7/2020, thực hiện theo Luật giáo dục 2019, việc xác định, phân biệt ai là giáo viên, giảng viên có sự thay đổi đó là: Việc xác định ai được gọi là giảng viên sẽ dựa vào việc người đó giảng dạy trình độ gì chứ không phải giảng dạy ở đâu.
2. So sánh giáo viên và giảng viên
Giáo viên | Giảng viên | |
Khái niệm | Là người giảng dạy, giáo dục cho học viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng từng học trò. Giáo viên tại các trường công lập là viên chức, còn những người giữ cương vị lãnh đạo có chức vụ, chức danh sẽ là công chức. | Chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng. |
Trình độ | Trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ | Đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm |
Thời gian làm việc | Thời gian làm việc 42 tuần/năm với 37 tuần giảng dạy và hoạt động giáo dục trong kết hoạch thời gian năm học, 03 tuần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, 01 tuần chuẩn bị năm học mới và 01 tuần tổng kết năm học. (Khoản 2 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT) | Thời gian làm việc của giảng viên là 44 tuần/năm tương đương 1.760 giờ hành chính/năm tham gia các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng và các nhiệm vụ chuyên môn khác. Giảng dạy lý thuyết trên lớp/online là 50 phút/tiết, 200 – 350 giờ/năm tương đương với 600 – 1.050 giờ hành chính. (Khoản 1 Điều 3 Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT) |
Định mức giảng dạy | Được Tính theo Tiết dạy với từng cấp khác nhau | Giờ chuẩn giảng dạy |
Nhiệm vụ | Nhiệm vụ của giáo viên thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường Tiểu học, Điều lệ Trường Trung học cơ sở, Trường Trung học phổ thông, lớp đào sơ cấp, trung cấp. | Được phân theo từng hạng (3 hạng) Mỗi hạng giảng viên sẽ có những yêu cầu, điều kiện và tiêu chuẩn phù hợp. Ví dụ: Hạng 1 thì có nhiệm vụ: Giảng dạy trình độ cao đẳng, đại học trở lên; hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp cao đẳng, đại học; hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ; chủ trì hoặc tham gia các hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ; - Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo,,.. - Đánh giá các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học; tổ chức và trình bày báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo,... |
Lương và hệ số lương | Hiện nay mức lương cơ sở là 1.490.000 x hệ sô lương của giáo viên tùy theo trình độ và "hạng" mà hệ số khác nhau: Ví dụ: Hệ số lương Đại học: 2.34 Hệ số lương Cao đẳng: 2.10 Hệ số lương Trung cấp: 1.86 Tùy theo từng vùng mà Mức lương tối thiểu được thỏa thuận khác nhau: Vùng 1: 4.420.000 Vùng 2: 3.920.000 Vùng 3: 3.430.000 Vùng 4: 3.070.000 + Với các trường tư : Nhà trường trả lương cho giáo viên theo nhiệm vụ công tác. | Ngoài lương theo ngạch bậc từ nguồn ngân sách Nhà nước, các giảng viên giảng dạy trong các trường ĐH, CĐ đều có thêm nguồn thu từ việc nhà trường được phép thực hiện tự chủ tài chính Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang + Ở các trường tư: mức lương tùy theo trình độ và khả năng tài chính |
Chế độ nghỉ hè | Thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hàng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có); | Được nghỉ hè theo học kỳ, tùy theo chế độ học của từng trường mà thời gian nghỉ hè được phân chia khác nhau. |
3. Quy định về trình độ chuẩn của giáo viên
3.1. Quy định về trình độ chuẩn của giáo viên
Theo Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
- Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
3.2. Quy định về tiêu chí xếp hạng giáo viên
Căn cứ Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT quy định về tiêu chí xếp hạng giáo viên như sau:
- Giáo viên THPT hạng I, Giáo viên THCS hạng I, Giáo viên tiểu học hạng I đều phải có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên và có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT, THCS, Tiểu học hạng I tương ứng.
- Giáo viên THPT, THCS, Tiểu học hạng II, III về bằng cấp phải có:
- Bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên với giáo viên THPT, THCS, Tiểu học.
- Với môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân: Bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THPT, THCS, Tiểu học.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT, THCS, Tiểu học hạng II, III tương ứng.
- Giáo viên mầm non hạng I phải có:
- Bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên hoặc Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên. Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I.
- Giáo viên mầm non hạng II phải có:
- Bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên hoặc Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên và chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II.
- Giáo viên mầm non hạng III phải có:
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên và chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III.
Không có quy định về giáo viên hạng IV vì các cấp sẽ không tuyển giáo viên xếp hạng IV mà nếu đạt yêu cầu thì các giáo viên hạng IV sẽ được chuyển lên hạng III.
Ngoài ra, tất cả các giáo viên đều phải có chứng chỉ bồi dưỡng tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp của bản thân.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin và giải đáp về sự khác biệt của các khái niệm nhà giáo, giáo viên, giảng viên. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Hỏi đáp pháp luật và Văn bản pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Bảng lương mới của giáo viên năm 2024
Phân biệt tội Hiếp dâm và tội Cưỡng dâm
Phụ cấp dạy lớp ghép cho giáo viên
Quy định mới về thi giáo viên dạy giỏi 2024
Quên gạt chân chống xe có bị phạt 2024?
Quyết định 13/2022/QĐ-TTg thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
Kế hoạch 70/KH-VKSTC 2022 về tổ chức thi tuyển Kiểm tra viên kiểm sát
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công