Quy định mới về thi giáo viên dạy giỏi 2024
Quy định mới về thi giáo viên dạy giỏi có điểm gì mới so với các năm khác? Theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT thì Hội thi giáo viên dạy giỏi năm 2024 sẽ có rất nhiều điểm mới. Sau đây là những quy định mới về thi giáo viên dạy giỏi đã được HoaTieu.vn tổng hợp lại, mời các bạn đọc cùng theo dõi.
Quy định mới về thi giáo viên giỏi
- 1. Không ép buộc giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi
- 2. Quy định về thời hạn bảo lưu danh hiệu giáo viên dạy giỏi
- 3. Giáo viên không được dạy trước, dạy thử
- 4. Thay đổi nội dung thi giáo viên dạy giỏi các cấp:
- 5. Nguyên tắc của Hội thi giáo viên giỏi
- 6. Về chu kỳ Hội thi
- 7. Về Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi bậc phổ thông
- 8. Tiêu chuẩn tham gia giáo viên dạy giỏi
- 9. Thi giáo viên giỏi có bắt buộc không?
Quy định được ban hành trong thông tư số 22/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hàng đã có nhiều nội dung được sửa đổi và thay thế với những quy chế, nội dung dự thi và một số điều khoảng khác về việc tham gia và tổ chức hội thi giáo viên giỏi. Những thay đổi này đã cho thấy sự lắng nghe đóng góp của người dân và viên chức về vấn đề tổ chức thi giáo viên giỏi. Nhưng quy định được thay đổi cũng nhằm khắc phục những bật cập trong quá trình tổ chức thi giảng giỏi và hoàn thiện hơn quy trình này.
Thông tư trên có hiệu lực từ 12/02/2020. Theo Thông tư trên, Hội thi giáo viên giỏi sẽ có rất nhiều điểm mới.
1. Không ép buộc giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi
Theo đó, Thông tư 22 nêu rõ nguyên tắc của hội thi giáo viên dạy giỏi phải dựa trên sự tự nguyện của giáo viên; không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia hội thi; đảm bảo tính trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đảm bảo thực chất.
2. Quy định về thời hạn bảo lưu danh hiệu giáo viên dạy giỏi
Hiện nay, Thông tư 49/2011/TT-BGDĐT, Thông tư 21/2010/TT-BGDĐT, Thông tư 43/2012/TT-BGDĐT không quy định về thời hạn bảo lưu này. Cụ thể, Thông tư 22 đã quy định chi tiết về thời hạn bảo lưu danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi như sau:
Danh hiệu giáo viên dạy giỏi, GVCN lớp giỏi cấp trường được bảo lưu trong thời hạn 01 năm tiếp theo năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi, GVCN lớp giỏi cấp trường;
Danh hiệu giáo viên dạy giỏi, GVCN lớp giỏi cấp huyện được bảo lưu trong thời hạn 01 năm tiếp theo năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi, GVCN lớp giỏi cấp huyện;
Danh hiệu giáo viên dạy giỏi, GVCN lớp giỏi cấp tỉnh được bảo lưu trong thời hạn 03 năm tiếp theo năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi, GVCN lớp giỏi cấp tỉnh.
3. Giáo viên không được dạy trước, dạy thử
Theo quy định tại Thông tư 22, đối với nội dung dạy dùng để tham gia thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên không được dạy trước (dạy thử) hoạt động giáo dục tham gia Hội thi trong năm học tổ chức Hội thi.
Bên cạnh đó quy định mới còn giảm thời gian chuẩn bị trước thời điểm thi giảng đối với từng giáo viên dự thi. Cụ thể là giáo viên có thời gian chuẩn bị cho hoạt động giáo dục trong thời gian 2 ngày trước thời điểm thi giảng, dạy. Mà theo quy định trước đây là 1 tuần. Thời gian đã được rút ngắn khá nhiều.
Và hơn nữa việc giảng dạy với nội dung giảng dạy phải được tổ chức lần đầu tại nhóm, lớp học với số học sinh đúng với số lượng trẻ ở lớp, nhóm đó.
4. Thay đổi nội dung thi giáo viên dạy giỏi các cấp:
- Đối với Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non:
Giáo viên thực hành một hoạt động giáo dục cụ thể theo kế hoạch giáo dục tại thời điểm diễn ra Hội thi.
Ngoài ra, giáo viên còn phải trình bày một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc. Thời lượng trình bày biện pháp không quá 30 phút, bao gồm cả thời gian Ban Giám khảo trao đổi.
- Đối với Hội thi giáo viên dạy giỏi/chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông:
Giáo viên thực hành dạy một tiết theo kế hoạch giảng dạy (đối với Hội thi giáo viên dạy giỏi) hoặc một tiết tổ chức hoạt động giáo dục (tiết sinh hoạt lớp hoặc tiết hoạt động trải nghiệm hoặc tiết hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp – đối với Hội thi chủ nhiệm lớp giỏi) tại thời điểm diễn ra Hội thi.
Ngoài ra, giáo viên còn phải trình bày một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy/công tác chủ nhiệm tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc. Thời lượng trình bày biện pháp không quá 30 phút, bao gồm cả thời gian Ban Giám khảo trao đổi.
Có thể thấy được nội dung dành cho giáo viên thi dạy giỏi cũng được thêm với mục câu hỏi về biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tại cơ sở giáo dục. Với câu hỏi này đòi hỏi giáo viên có sự quan sát cũng như phân tích thực tế để bám sát các vấn đề tại trường học. Những câu trả lời này còn góp phần xây dựng nên môi trường học đường hiệu quả nhất.
5. Nguyên tắc của Hội thi giáo viên giỏi
Tại khoản 2 – Điều 2: Mục đích và nguyên tắc của Hội thi giáo viên giỏi
Nguyên tắc của Hội thi là dựa trên sự tự nguyện, không ép buộc, không tạo áp lực của giáo viên tham gia Hội thi.
6. Về chu kỳ Hội thi
Tại Điều 3: Các cấp tổ chức, chu kỳ và đối tượng tham dự kỳ thi
1. Hội thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh:
a. Cấp trường: Được tổ chức theo chu kỳ 02 năm một lần, do trường tổ chức (hiện nay là mỗi năm một lần).
b. Cấp huyện: theo chu kỳ 02 năm một lần (giống như hiện nay) do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
c. Cấp Tỉnh: Theo chu kỳ 04 năm một lần (giống như hiện nay) do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Về công nhận giáo viên giỏi mầm non, phổ thông
Tại Điều 5: Công nhận giáo viên giỏi
Được công nhận giáo viên giỏi sau khi đạt các tiêu chuẩn, yêu cầu và được cấp giấy chứng nhận của cơ quan tổ chức Hội thi.
Sau khi được công nhận được bảo lưu như sau: cấp huyện, cấp trường bảo lưu 01 năm, cấp tỉnh bảo lưu trong thời gian 03 năm
Điều 6, 7: Nội dung, tiêu chuẩn của Hội thi giáo viên giỏi mầm non, phổ thông
1. Nội dung:
- Thực hành một hoạt động giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi tại nhóm, lớp đang giảng dạy và được báo trước tối đa 02 ngày
- Trình bày biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông trong thời gian không quá 30 phút
2. Tiêu chuẩn: Đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở: Nếu dự thi cấp huyện phải đạt giáo viên giỏi cấp trường ở năm trước liền kề hoặc năm đang dự thi; nếu dự thi cấp tỉnh phải đạt giáo viên giỏi cấp huyện trong 02 năm trước liền kề hoặc đạt cấp huyện năm tham gia dự thi.
Đối với giáo viên trung học phổ thông: Nếu dự thi cấp tỉnh phải đạt cấp trường 02 năm trước liền kề hoặc đạt ở năm tham dự kỳ thi.
7. Về Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi bậc phổ thông
Điều 8: Nội dung, tiêu chuẩn của Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi phổ thông
1. Nội dung:
- Thực hành 1 tiết hoạt động giáo dục (tiết sinh hoạt lớp hoặc tiết trải nghiệm) tại lớp đang dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi.
- Trình bày biện pháp nâng cao chất lượng chủ nhiệm không quá 30 phút.
Về tiêu chuẩn giống như đối với hội thi giáo viên giỏi phổ thông.
8. Tiêu chuẩn tham gia giáo viên dạy giỏi
Tiêu chuẩn tham gia giáo viên dạy giỏi mầm non
Giáo viên tham dự Hội thi cấp trường đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: Giáo viên tham dự Hội thi cấp trường phải đảm bảo đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên của năm liền kề năm tham dự Hội thi, trong đó có các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 8 và 9 được quy định tại Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đạt mức tốt;
- Giáo viên tham dự Hội thi cấp huyện đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
- Đạt tiêu chuẩn của giáo viên tham dự Hội thi cấp trường;
- Có một năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên trong 02 năm trước liền kề hoặc được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường năm tham dự Hội thi.
- Giáo viên tham dự Hội thi cấp tỉnh đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
- Đạt tiêu chuẩn của giáo viên tham dự Hội thi cấp trường;
- Có một năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện trong 02 năm trước liền kề hoặc được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm tham dự Hội thi.
Tiêu chuẩn tham gia giáo viên dạy giỏi trung học phổ thông
Giáo viên tham dự Hội thi cấp trường đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: Giáo viên tham dự Hội thi cấp trường phải đảm bảo đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên của năm liền kề năm tham dự Hội thi, trong đó các tiêu chí của Tiêu chuẩn 2 (Tiêu chuẩn Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ) được quy định tại Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông đạt mức tốt;
- Giáo viên tham dự Hội thi cấp huyện đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
- Đạt tiêu chuẩn của giáo viên tham dự Hội thi cấp trường;
- Có một năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên trong 02 năm trước liền kề hoặc được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường năm tham dự Hội thi.
- Giáo viên tham dự Hội thi cấp tỉnh đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
- Đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở tham dự Hội thi cấp tỉnh: Đạt tiêu chuẩn của giáo viên tham dự Hội thi cấp trường; có một năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện trong 02 năm trước liền kề hoặc được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm tham dự Hội thi.
- Đối với giáo viên trung học phổ thông tham dự Hội thi cấp tỉnh: Đạt tiêu chuẩn của giáo viên tham dự Hội thi cấp trường; có một năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường trong 02 năm trước liền kề hoặc được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường năm tham dự Hội thi.
Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc những điểm mới trong việc thi giáo viên dạy giỏi năm 2022. Từ 2022 những quy định về thi giáo viên dạy giỏi đã được sửa đổi so với các năm trước về thời gian bảo lưu, tính chất của thi giáo viên dạy giỏi (không bắt buộc), nội dung thi, thời gian bảo lưu danh hiệu giáo viên dạy giỏi và những tiêu chuẩn thi giáo viên dạy giỏi các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông.
9. Thi giáo viên giỏi có bắt buộc không?
Việc dạy giỏi chỉ là một danh hiệu dành cho giáo viên dự thi nhằm muốn khẳng định năng lực của mình với hội đồng giám khảo nhưng đây không phải là hình thức bắc buộc hay tiêu chí duy nhất để đánh giá năng lực giáo viên. Bởi vì năng lực của giáo viên cần có sự đánh giá qua nhiều tiêu chí cũng như qua thời gian dài để khẳng định năng lực. Trong đó kết quả học tập của học sinh chính là kết quả đánh giá chính xác nhất đối với khả năng giảng dạy của giáo viên.
Xem thêm
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Diễn Châu 2 Đoàn trường THPTThích · Phản hồi · 1 · 21/04/23
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Cán bộ công chức
Kỷ luật Đảng viên có con ngoài giá thú
Tốt nghiệp loại giỏi có được tuyển thẳng vào viên chức không?
Quy chế tuyển sinh đại học 2024
Nhân viên thư viện là công chức hay viên chức 2024?
Giáo viên nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè: Được bố trí tiếp thời gian nghỉ
Mã ngạch viên chức kế toán năm 2024