Ủy quyền nào phải đi công chứng 2024?

Ủy quyền nào phải đi công chứng 2024? Trong cuộc sống hiện nay, vì những lý do mà có nhiều người không thể tự mình thực hiện được các giao dịch, hợp đồng. Những lúc như vậy, họ thường tìm đến giải pháp ủy quyền cho người khác bằng Hợp đồng ủy quyền hoặc Giấy ủy quyền. Vậy Giấy ủy quyền, Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không? Trong bài viết này, HoaTieu.vn sẽ làm rõ các thắc mắc xoay quanh vấn đề công chứng của việc ủy quyền, mời bạn đọc tham khảo.

Ủy quyền nào phải đi công chứng?
Các bên đọc kỹ hợp đồng trước khi công chứng.

1. Công chứng ủy quyền là gì?

Căn cứ các quy định chung về hợp đồng ủy quyền, đại diện theo ủy quyền được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể hiểu:

Ủy quyền là một người/một tổ chức ủy thác và cho phép một người khác/một tổ chức khác nhân danh, đại diện và thay mặt cho mình xác lập hay thực hiện một giao dịch, một công việc trong phạm vi được ủy quyền.

Về vấn đề ủy quyền, giấy ủy quyền hiện nay chưa được quy định cụ thể tại một văn bản nào. Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ đề cập đến khái niệm Hợp đồng ủy quyền.

Hiện nay, trên thực tế Giấy ủy quyền thường chỉ được sử dụng cho trường hợp ủy quyền đơn giản. Còn Hợp đồng ủy quyền sẽ được sử dụng trong các trường hợp phức tạp hơn.

Trong quy định của pháp luật về dân sự (cụ thể là Bộ luật Dân sự năm 2015) không có quy định nào bắt buộc Giấy ủy quyền phải công chứng hay chứng thực.

Tuy nhiên, tùy vào từng lĩnh vực, từng công việc mà có những trường hợp, pháp luật chuyên ngành vẫn yêu cầu Giấy ủy quyền phải được công chứng.

2. Giấy uỷ quyền hợp lệ có bắt buộc phải công chứng không?

Căn cứ Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định, các trường hợp chứng thực chữ ký có đề cập đến giấy ủy quyền như sau:

Chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.

Như vậy, giấy ủy quyền chỉ được chứng thực chữ ký trong trường hợp không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường, không liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản, sử dụng bất động sản.

Như phân tích ở trên, giấy ủy quyền không thực hiện thủ tục công chứng mà chỉ chứng thực chữ ký.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp Giấy ủy quyền phải được công chứng có thể được kể đến như sau:

– Giấy ủy quyền được xác lập theo quan hệ ủy quyền giữa vợ chồng bên nhờ mang thai hộ cho nhau hoặc theo quan hệ ủy quyền giữa vợ chồng bên mang thai hộ cho nhau về việc đại diện cho nhau tham gia ký kết thỏa thuận về việc mang thai hộ (khoản 2 Điều 96 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).

– Văn bản ủy quyền (có thể là Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền) cho người khác thay mình thực hiện việc yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch (Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP).

3. Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng?

Tương tự như Giấy ủy quyền thì Hợp đồng ủy quyền phải được công chứng nếu thuộc các trường hợp ở mục 2. Trường hợp mà pháp luật không yêu cầu công chứng, các bên vẫn có thể công chứng nếu có nhu cầu muốn công chứng.

4. Công chứng giấy ủy quyền ở đâu?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, việc chứng thực chữ ký giấy ủy quyền được thực hiện tại các địa điểm sau đây:

  • Phòng Tư pháp cấp huyện.
  • Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
  • Công chứng viên của Phòng/Văn phòng công chứng.
  • VIệc chứng thực giấy ủy quyền có thể thực hiện tại bất cứ địa phương nào không phụ thuộc vào nơi cư trú của người ủy quyền.

Bài viết trên đã làm rõ các thắc thắc về vấn đề giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền có phải công chứng? Mời bạn đọc các bài viết liên quan mục Là gì?, Dân sự tại mảng Hỏi đáp pháp luậtPhổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 570
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo