Điều kiện để thai nhi được hưởng thừa kế 2023
Thai nhi có được hưởng quyền thừa kế?
Điều kiện để thai nhi được hưởng thừa kế 2023? Trước tiên phải xem xét xem thai nhi đó có được vào hàng thừa kế không và sau đó xem xét các quy định về người thừa kế là thai nhi 2023 trong bài viết dưới đây của Hoatieu.vn.
Có thể hiểu tóm gọn rằng: Thai nhi thành thai trong bụng mẹ trước khi người để lại di sản chết và sinh ra trong khoảng thời gian không quá 300 ngày sau khi người để lại di sản chết và còn sống tại thời điểm phân chia di sản thì cũng được hưởng thừa kế.
1. Quy định về người thừa kế 2023
Di sản thừa kế được hiểu là phần tài sản mà người chết để lại sau khi trừ đi các nghĩa vụ của người đó khi còn sống và chi phí mai táng cho người đó khi chết, di sản thừa kế là phần đưa ra để chia thừa kế cho những người được hưởng thừa kế.
Quyền để lại thừa kế và quyền được thừa kế là những quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo hộ, bất kỳ ai cũng được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng. Để xét xem thai nhi có được hưởng di sản thừa kế hay không phải xét xem những chủ thể nào được hưởng thừa kế và những chủ thể nào không được hưởng thừa kế.
Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau:
Điều 613. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Bên cạnh đó pháp luật còn quy định về những người sau không được hưởng di sản thừa kế. Điều 621 BLDS 2015 quy định về những người không được hưởng di sản thừa kế như sau:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Tuy nhiên những người gặp phải các trường hợp trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Có thể hiểu rằng, chủ thể được hưởng thừa kế có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Đối với cá nhân thì phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Đối với pháp nhân thì pháp nhân được hưởng thừa kế phải đang được tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Và khi xét xem những chủ thể trên có được hưởng di sản thừa kế hay không ta còn phải xem xét họ có thuộc những trường hợp bị cấm nhận thừa kế hay không.
2. Thai nhi được hưởng di sản thừa kế hay không?
Điều kiện để thai nhi được hưởng thừa kế mới nhất
Căn cứ theo Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế như đã trích dẫn ở mục 1. và theo Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
Như vậy, theo quy định trên thì con sinh ra sau khi người để lại di sản mất được hưởng thừa kế khi đáp ứng hai điều kiện sau
- Con của người chết phải hình thành trước khi người đó mất
- Con sinh ra và còn sống tại thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế.
Khi đáp ứng được những điều kiện trên thì con sinh ra sẽ được hưởng thừa kế trong các trường hợp sau đây
Trường hợp thứ nhất: Người chết để lại di chúc và di chúc đó hợp pháp
Trong trường hợp Người chết để lại di chúc và di chúc đó hợp pháp, việc định đoạt và phân chia di sản để lại sẽ tuân theo ý chí được thể hiện trong di chúc. Có nghĩa là trong Di chúc có đề cập về việc hưởng thừa kế của thai nhi thì phải thực hiện theo ý chí của người chết để lại, nếu di chúc không đề cập đến thì sau khi sinh ra sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật về người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.
Tham khảo: Mẫu di chúc viết tay đúng Luật mới nhất
Và theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì:
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Trong trường hợp di chúc của người chết không để lại phần di sản cho con chưa sinh ra khi cháu được sinh ra hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất của một người thừa kế thì cháu bé vẫn có quyền hưởng di sản từ người chết để lại bằng 2/3 một suất của một người thừa kế theo pháp luật.
Trường hợp thứ hai: Người chết không để lại di chúc
Trường hợp người để lại di sản chết không để lại di chúc thì việc định đoạt, phân chia di sản thừa kế sẽ tuân theo quy định của pháp luật về việc thừa kế không có di chúc. Cụ thể, di sản sẽ được chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Tham khảo thêm: Hàng thừa kế theo quy định pháp luật
Ngoài ra, tại Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Theo đó, khi phân chia di sản thừa kế, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải để lại một phần di sản bằng phần của những người thừa kế khác.
- Nếu thai nhi đó còn sống sau khi sinh ra thì sẽ được hưởng phần di sản thừa kế này.
- Nếu người đó chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng phần di sản thừa kế này.
Như vậy, thai nhi thành thai trong bụng mẹ trước khi người để lại di sản chết và sinh ra sau khi người để lại di sản chết và còn sống tại thời điểm phân chia di sản thì cũng được hưởng thừa kế; kỷ phần di sản của cháu bé này cũng bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng. Nhưng khác biệt về độ tuổi so với các chủ thể khác, đối tượng này do chưa thành niên (chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) nên phần di sản thừa kế cháu bé được hưởng sẽ do người giám hộ đương nhiên (hoặc được cử ra) quản lý cho đến khi cháu bé thành niên (năng lực hành vi dân sự đầy đủ).
Pháp luật quy định rõ ràng việc thừa kế di sản của người chết để lại, đặc biệt đối với những người mang huyết thống trong gia đình. Thai nhi của người đã mất đương nhiên được hưởng di sản thừa kế của người để lại, nó phù hợp với những truyền thống của con người Việt Nam. Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi sau này được sinh ra, được hưởng những quyền lợi của mình để phát triển một cách toàn diện. Trong trường hợp sinh đôi, sinh ba mà những người sinh ra còn sống, tùy trường hợp di sản thừa kế đã chia đó có thể đem ra chia lại để đảm bảo quyền lợi cho những người thừa kế.
3. Trường hợp người hưởng thừa kế mất và đã có con thành thai thì thai nhi được hưởng phần thừa kế của cha hay không?
Cụ thể thì theo quy định tại điều 625 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Như vậy có thể thấy thì khi có thai nhi thành thai và sinh ra khoẻ mạnh thì đứa trẻ đó sẽ đương nhiên được hưởng phần thừa kế của cha chúng để lại. Vì thế khi người cha được hưởng thừa kế của ông bà thì nếu mất đi phần thừa kế đó đương nhiên được chuyển cho con của người cha đã thành thai.
Bởi vậy pháp luật luôn đảm bảo rằng thừa kế được thực hiện công bằng và bình đẳng cả với thai nhi trong bụng mẹ, dù chưa được sinh ra nhưng còn sống thì vẫn được hưởng những lợi ích thuộc về mình. Đây cũng là quy định văn minh bảo vệ quyền, lợi ích của trẻ khi thành thai dù chưa ra đời.
Những phần lợi ích mà thai nhi được hưởng thừa kế nhằm bù đắp và đảm bảo những điều kiện sống thai sinh khi lớn lên trong tương lai.
Trên đây là bài viết Thai nhi có được hưởng quyền thừa kế? Điều kiện để thai nhi được hưởng thừa kế mới nhất. Mời các bạn tham khảo các bài viết hữu ích khác tại Hỏi đáp pháp luật của Hoatieu.vn như là:
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Cúc
- Ngày:
Tham khảo thêm
Con ngoài giá thú 2024 có được chia tài sản, hưởng thừa kế không?
Việc ông A cho con gái thừa kế 1 mảnh đất đứng tên mình là ông thực hiện quyền nào?
Bản tự nhận xét đánh giá cá nhân 2024
Phân chia đất đai thừa kế không có di chúc 2024 thế nào?
Nghĩa vụ trả nợ của người thừa kế 2024 quy định như thế nào?
Đi nghĩa vụ quân sự có được về phép không?
Chia di sản thừa kế 2024 đúng luật?
Lịch nghỉ học của học sinh thành phố Hà Nội Tháng 9/2024
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024