Khu công nghiệp là gì? Các loại khu công nghiệp?

Khu công nghiệp là gì? Các loại khu công nghiệp? Khu công nghiệp có vai trò quan trọng, có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Khu công nghiệp được pháp luật quy định thế nào?

1. Khu công nghiệp là gì?

Khu công nghiệp được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP như sau:

Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.

2. Các loại khu công nghiệp tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, khu công nghiệp bao gồm:

  • Khu chế xuất
  • Khu công nghiệp hỗ trợ
  • Khu công nghiệp sinh thái (sau đây gọi chung là Khu công nghiệp, trừ trường hợp có quy định riêng đối với từng loại hình).

Các loại khu công nghiệp tại Việt Nam

Trong đó:

- Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này.

Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

- Khu công nghiệp hỗ trợ là khu công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thực hiện dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Tỷ lệ diện tích đất cho các dự án đầu tư vào ngành nghề công nghiệp hỗ trợ thuê, thuê lại tối thiểu đạt 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của khu công nghiệp;

- Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh nghiệp.

3. Đặc điểm của khu công nghiệp

Khu công nghiệp có các đặc điểm sau:

  • Khu công nghiệp thường không có dân cư sinh sống.
  • Chuyên sản xuất, chế biến các mặt hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, chẳng hạn như logistic, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng,...
  • Các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động trong khu công nghiệp đều được hưởng chính sách ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm tiền thuê đất,...
  • Mỗi khu công nghiệp đều có ban quản lý riêng. Mỗi ban quản lý đều có tư cách pháp nhân, tài khoản, con dấu in hình quốc huy, được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí quản lý hành chính Nhà nước và hoạt động sự nghiệp.

4. Phân biệt khu công nghiệp và khu chế xuất

Tiêu chí

Khu công nghiệp

Khu chế xuất

Định nghĩa

Là khu vực có vị trí địa lý xác định, thực hiện các hoạt động sản xuất quy mô lớn và được thành lập theo quyết định của Chính phủ.

Là một loại hình của khu công nghiệp có chức năng chính là sản xuất để xuất khẩu, không có dân cư sinh sống và được thành lập theo quyết định của Chính phủ.

Mục đích thành lập

Thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tập trung thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho hoạt động xuất khẩu.

Ranh giới địa lý

Có vị trí địa lý được xác định và ngăn cách bằng hàng rào với các khu vực khác.

Có biên giới hải quan, thuế quan của Nhà nước rất chặt chẽ.

Thị trường mục tiêu

Tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, khai thác tối đa lợi thế thị trường.

Chỉ sản xuất để xuất khẩu, khai thác thị trường nước ngoài.

Cơ chế tổ chức và chức năng hoạt động

Gồm các doanh nghiệp sản xuất phục vụ cho công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho hoạt động công nghiệp.

Gồm các doanh nghiệp chuyên sản xuất để phục vụ cho xuất khẩu và các dịch vụ xuất khẩu.

Chính sách ưu đãi

Hưởng các chính sách ưu đãi cơ bản của Nhà nước đối với khu công nghiệp.

Hưởng chính sách cơ bản dành cho khu công nghiệp và một số ưu đãi dành riêng cho khu chế xuất:

- Miễn thuế 2 năm và 50% cho 4 năm tiếp theo (theo quy định tại khoản 4, Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC).

- Miễn 100% phí thuê đất trong 7 năm (theo điểm b, khoản 3, Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP).

- Được hỗ trợ thủ tục hải quan.

- Được nhập khẩu nguyên, vật liệu số lượng không giới hạn.

Hoa Tiêu đã gửi đến bạn đọc các quy định về khu công nghiệp và phân biệt khu công nghiệp với khu chế xuất. Khu công nghiệp đã chứng minh được vai trò quan trọng của mình trong việc phát triển nền kinh tế, kinh doanh và giải quyết vấn đề việc làm.

Với những đóng góp quan trọng, nhà nước ta đang khuyến khích và mở cửa cho các chủ đầu tư xây dựng các khu công nghiệp. Nhà nước cũng có những ưu đãi nhất định với các khu công nghiệp để thu hút đầu tư qua đó góp phần phát triển đất nước.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 177
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi