Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai? Môi trường là nơi sinh sống của mọi sinh vật trên trái đất này. Nó có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống, cung cấp tài nguyên thiên nhiên phục vụ cuộc sống của con người. Quan trọng là vậy nhưng với những hoạt động khai thác, phát triển kinh tế... của con người, môi trường đang ngày càng suy thoái nghiêm trọng. Vậy bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai? Bài viết dưới đây của HoaTieu.vn sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn đọc. Mời các bạn tham khảo.

Bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu.
Bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu.

1. Bảo vệ môi trường là gì?

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

2. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của ai?

Câu hỏi trắc nghiệm GDCG lớp 11: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?

  • A. Đảng và nhà nước ta.
  • B. Các cơ quan chức năng.
  • C. Mọi công dân, cơ quan, tổ chức.
  • D. Thế hệ trẻ.

Đáp án: Chọn C. Mọi công dân, cơ quan, tổ chức là đáp án đúng.

Lời giải: Bảo vệ tài nguyên môi trường là trách nhiệm của mọi công dân, cơ quan, tổ chức.

Theo Khoản 1 Điều 4 Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường như sau:

1. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

Có thể nói trách nhiệm bảo vệ môi trường không phải của riêng ai, mà đó là trách nhiệm của tất cả chúng ta, là trách nhiệm của mọi người sinh sống trên trái đất.

Môi trường là ngôi nhà chung của mọi sinh vật sinh sống trên trái đất, bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ nơi sinh sống, sức khỏe của chính bản thân mỗi người. Vì vậy mỗi cá nhân, tổ chức...cần có ý thức, trách nhiệm đóng góp phần công sức nhỏ bé của bản thân vào việc ngăn chặn các hành vi làm tổn hại, suy thoái môi trường, bảo vệ môi trường luôn sạch đẹp, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.

3. Các biện pháp bảo vệ môi trường

Những cách đơn giản để bảo vệ môi trường.

Hình ảnh thanh niên Việt Nam tích cực dọn dẹp, thu gom rác thải.
Hình ảnh thanh niên Việt Nam tích cực dọn dẹp, thu gom rác thải.

Trước tình trạng môi trường ngày càng suy thoái nghiêm trọng, hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ nóng lên, hay thiên tai xuất hiện ngày một nhiều và nghiêm trọng thì bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính sống còn của toàn cầu.

Tuy nhiên Bảo vệ môi trường lại không cần những biện pháp quá khó khăn hay to tát. Chỉ cần những hành động đơn giản, chung tay góp sức nhỏ bé của mỗi người trong chúng ta thì môi trường sống sẽ được khắc phục, ngày càng tốt đẹp hơn.

Dưới đây, HoaTieu xin đưa ra gợi ý về những cách đơn giản để bảo vệ môi trường mà ai cũng có thể làm được:

- Trồng nhiều cây xanh: Cây xanh là nguồn cung cấp oxi cho sự sống của chúng ta, đồng thời còn là nguồn hấp thụ khí cacbon, giảm xói mòn đất và hệ sinh thái. Mỗi năm tết đến xuân về, mỗi người Việt Nam luôn hưởng ứng lời kêu gọi "toàn dân tham gia trồng cây, trồng rừng và phát động “Tết trồng cây” của Bác Hồ.

- Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên: ngày nay, con người đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, giảm lượng khí thải độc hại cho không khí, đất và nước.

Ví dụ như hạn chế và không sử dụng các hóa chất độc hại: thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu... Nếu tất cả chúng ta sử dụng năng lượng, vận chuyển các dịch vụ khác nhau cẩn thận hơn, chúng có thể giảm lượng khí thải độc hại cho không khí, đất và nước. Bằng các lập kế hoạch bảo vệ môi trường, chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt và giúp môi trường xanh, sạch, đẹp hơn.

- Sử dụng năng lượng mặt trời và những nguồn năng lượng sạch:

Trước thực trạng môi trường ngày càng ô nhiễm mà nguyên nhân chính từ việc sử dụng các nguồn năng lượng không thân thiện với môi trường, đó là lý do năng lượng sạch đang được quan tâm đầu tư hơn bao giờ hết.

Ví dụ như các năng lượng từ gió, mặt trời… Đó đều là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.

- Tiết kiệm điện:

Nhiều người có thói quen để nguyên phích cắm trong ổ điện ngay cả khi không dùng đến các thiết bị điện (TV, quạt, sạc điện thoại, máy tính…). Hành động này vô tình gây lãng phí một lượng điện tương đối lớn vì ngay cả trong chế độ chờ các thiết bị này cũng làm tiêu hao năng lượng điện. Tốt hơn hết, các bạn nên nhớ rút phích cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.

- Giảm sử dụng túi nilon: Túi nilon phải mất đến hàng trăm, hàng nghìn năm mới có thể bị phân hủy sinh học, nên chúng có thể tồn tại trong môi trường và gây hại cho loài người cũng như rất nhiều sinh vật sống trong nước, trong đại dương… Hàng ngày, hàng năm để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu barrel dầu hỏa. Vì vậy hãy sử dụng giấy hay các loại lá, giỏ tre, nứa… để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này.

- Tiết kiệm giấy: Hạn chế sử dụng giấy giúp cho tần suất chặt phá cây để sản xuất giấy sẽ giảm, từ đó giảm lượng khí thải CO2 để giúp bảo vệ rừng tự nhiên và hệ sinh thái rừng cung cấp.
Giảm chất thải rắn ra ngoài môi trường, hãy tiết kiệm giấy bằng cách tái sử dụng khoảng 6 lần trước khi chôn lấp hoặc đốt bỏ chúng. Lúc này sẽ làm giảm thiểu nước thải, cải thiện chất lượng nước hiệu quả.

- Ưu tiên sản phẩm tái chế: Đây là một trong những cách phổ biến và được ưu tiên nhiều nhất để giúp bảo vệ môi trường hiện nay, với cách này ta có thể tận dụng chất thải nhựa để tạo ra những sản phẩm mới có ích trong cuộc sống.

Khi sử dụng sản phẩm gì hãy tìm hiểu xem chúng có thể tái chế được không và phân loại rác thải đúng quy định sẽ giúp cho việc thực hiện biện pháp này dễ dàng và đơn giản.

- Xử lý ô nhiễm trong nước thải trước khi xả ra môi trường:

Cần có những biện pháp để xử lý ngay tình trạng ô nhiễm nguồn nước thải từ các khu đô thị lớn, khu công nghiệp tập trung, những nơi xả nước thải nhiều… để khắc phục được tình trạng ô nhiễm nguồn nước, góp phần lấy lại được sự trong sạch cho môi trường sống.

- Sử dụng các tiến bộ của khoa học:

Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã phê duyệt hoạt động này là một trong năm nhóm công nghệ ưu tiên trong định hướng phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020. Do vậy, ở nước ta đang từng bước quan tâm ứng dụng các giải pháp khoa học, công nghệ trong lĩnh vực môi trường để góp phần giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Mới đây, Chính phủ nước ta đã ban hành Phụ lục Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định các vấn đề về môi trường trong đó cấp thiết là vấn đề bảo vệ môi trường được đặt lên hàng đầu, bạn đọc có thể click vào link và tham khảo chi tiết.

4. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân đối với công tác bảo vệ môi trường

Theo quy định tại Điều 60 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường như sau:

a) Giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định;

b) Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư;

c) Không phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh;

d) Chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;

đ) Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư;

e) Có công trình vệ sinh theo quy định. Trường hợp chưa có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khi xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại đô thị, khu dân cư tập trung, phải xây lắp công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.

Ngoài ra, chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình (10 đơn vị vật nuôi) phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn, phát tán mùi khó chịu; chất thải từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy Bảo vệ tài nguyên môi trường là trách nhiệm của mọi công dân, cơ quan, tổ chức. Trách nhiệm này được quy định chi tiết trong các văn bản pháp luật có liên quan, được đảm bảo thi hành bởi nhà nước, yêu cầu mọi công dân, cơ quan, tổ chức phải tuân thủ và thực hiện. Do đó, việc tìm hiểu về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân trong bảo vệ môi trường là quan trọng và cần thiết, góp phần nâng cao ý thức tự giác của mỗi người, chung tay giúp cho môi trường ngày càng trong lành, sạch đẹp hơn.

Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai? Mời bạn đọc tham khảo các bài viết có liên quan tại mục Tài liệuHỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
8 4.259
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm