Sổ xanh là gì 2024?
Sổ xanh là gì 2024? Chúng ta thường nghe nói đến sổ đỏ, sổ hồng mà quên mất là ở Việt Nam vẫn còn tồn tại loại sổ khác gọi là sổ xanh. Vậy sổ xanh là sổ gì và được sử dụng như thế nào? Để hiểu rõ hơn về giá trị pháp lý của loại sổ đặc biệt này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây cùng HoaTieu.vn.
Quy định về sổ xanh 2024
1. Sổ xanh là gì?
Sổ xanh là cuốn sổ có bìa màu xanh, được xem là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do lâm trường cấp để tổ chức quản lý, khai thác và trồng rừng có thời hạn.
- Thực chất cuốn sổ này sẽ được sử dụng trong hình thức cho người dân thuê đất nông - lâm nghiệp của nhà nước để sử dụng, khai thác... trong thời gian lâu dài.
- Khi hết thời hạn sử dụng đất, lâm trường sẽ nhận lại quỹ đất này nếu địa phương chưa có chủ trương giao lại đất cho người dân.
2. Giá trị pháp lý của sổ xanh
Sổ xanh là loại giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, nông nghiệp được cấp từ khi Luật đất đai cũ năm 1993 có hiệu lực pháp luật. Thời điểm đó loại sổ này được nhà nước quy định có hiệu lực có lâu nhất đến 50 - 70 năm. Do đó, nếu hiện tại sổ xanh được cấp vẫn còn có thời hạn sử dụng thì cuốn sổ này vẫn còn có gía trị pháp lý.
- Người sử dụng đất hoàn toàn có thể dùng sổ xanh để chứng minh quyền sử dụng của mình đối với mảnh đất trước cơ quan nhà nước hay khi xảy ra tranh chấp.
- Hoặc dùng để thế chấp vay vốn ngân hàng như sổ hồng, sổ đỏ. Tuy nhiên, để có thể cầm cố sổ xanh cần phải có những điều kiện và trường hợp đặc biệt như:
- Diện tích rừng sản xuất trong sổ xanh thế chấp không quá 300 ha.
- Đất được ghi trong sổ xanh không được là đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng vì không đảm bảo được điều kiện cho bên nhận thế chấp.
3. Thời hạn sử dụng Sổ xanh trong bao lâu?
Về thời hạn của sổ xanh đất nông nghiệp, Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
- Thời hạn sử dụng của đất để xây dựng công trình của tổ chức công lập tự chủ tài chính, công trình công cộng có mục đích kinh doanh không quá 70 năm.
- Thời hạn giao đất, cho thuê đất của Quỹ đối với đất nông nghiệp sử dụng vào các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn không quá 05 năm.
- Thời hạn giao đất, cho thuê đất làm trụ sở của tổ chức nước ngoài vì mục đích ngoại giao không quá 99 năm.
- Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội tương đối khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, thời hạn không quá 70 năm.
- Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài, công ty nước ngoài và thực hiện dự án tại Việt Nam nhưng không quá 50 năm.
- Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức để sử dụng vào mục đích thương mại, kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp không quá 50 năm.
- Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức sử dụng đất, lâm, ngư, làm muối không quá 50 năm.
- Thời gian cho thuê đất nông nghiệp đối với cá nhân, hộ gia đình tư nhân không quá 50 năm.
- Thời hạn giao đất để được công nhận quyền sử dụng đất Giấy Xanh cho hộ gia đình, người trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 50 năm.
- Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức thực hiện dự án đầu tư không quá 50 năm.
Theo đó, thời hạn của Giấy xanh sử dụng đất tùy thuộc vào từng tài sản và mục đích sử dụng. Loại đất này vẫn được giao và phê duyệt theo nhiều hình thức sử dụng được xác định rõ ràng về mặt pháp lý.
Người dân có thể sử dụng ổn định lâu dài để trồng cây lâu năm và hàng năm. Sau khi hết thời hạn quy định, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất, người dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được gia hạn sử dụng đất.
Tuy nhiên theo những quy định trên có thể thấy thời hạn lâu nhất mà nhà nước giao đất cho cá nhân, tổ chức để khai thác là không quá 70 năm, tuy nhiên thông thường là 50 năm. Do đó, tùy thuộc vào từng trường hợp mà sổ xanh sẽ có thời hạn sử dụng khác nhau nhưng không quá 50 - 70 năm.
4. Đất sổ xanh có bán được không?
Về mặt nguyên tắc, đất sổ xanh không được phép chuyển nhượng. Bởi lẽ, đây là loại đất do Lâm trường cấp cho người dân dưới hình thức cho thuê đất có thời hạn để quản lý, khai thác và trồng rừng. Thế nhưng, trên thực tế vẫn có những trường hợp ngoại lệ.
Theo quy định tại Điều 192 Luật Đất đai 2013, cá nhân, hộ gia đình được chuyển nhượng đất sổ xanh nếu thuộc các trường hợp sau đây:
– Cá nhân, hộ gia đình đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa thể chuyển ra khỏi phân khu đó. Trường hợp này được chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho cá nhân, hộ gia đình sinh sống trong phân khu đó.
– Cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ. Trường hợp này chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.
– Cá nhân, hộ gia đình là dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Trường hợp này được chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất theo quy định của Chính phủ.
Theo các quy định trên ta thấy, người sử dụng đất sổ xanh chỉ có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các cá nhân hoặc hộ gia đình sống trong phân khu đó.
Do đó có thể kết luận việc chuyển nhượng đất sổ xanh là hợp pháp nhưng sẽ bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định.
5. Đất sổ xanh có chuyển sang sổ đỏ được không?
Điều kiện để chuyển đất sổ xanh sang sổ đỏ
Về mặt bản chất, đất sổ xanh chỉ là đất được nhà nước giao cho người dân để tiến hành quản lý, khai thác có thời hạn lâu dài, và bị hạn chế chuyển nhượng. Do đó, thông thường đất sổ xanh sẽ không được chuyển sang sổ đỏ.
Tuy nhiên, nếu muốn chuyển đất sổ xanh sang sổ đỏ thì vẫn có thể thực hiện được nếu đất của bạn thuộc một trong các trường hợp được cấp sổ đỏ theo Khoản 1 Điều 100 Luật đất đai năm 2013:
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất”
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ"
Nếu chứng minh được đất trong sổ xanh của mình thuộc một trong các trường hợp tại điều 100 luật đất đai nêu trên thì bạn hoàn toàn có thể chuyển đất sổ xanh thành sổ đỏ.
Để chứng minh được đất của mình thuộc một trong những trường hợp trên bạn sẽ cần cung cấp đúng và đầy đủ giấy tờ theo luật định. Sau đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét việc có chấp nhận cấp sổ đỏ hay không.
Bài viết trên đã giải đáp các thắc mắc xoay quanh vấn đề về sổ xanh và giá trị pháp lý của cuốn sổ này. Mời các bạn tham khảo bài viết liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Cô bé bướng bỉnhThích · Phản hồi · 0 · 15/06/22
- Nguyễn Thị Hải YếnThích · Phản hồi · 0 · 15/06/22
-
- Bùi Văn HòaThích · Phản hồi · 0 · 15/06/22
- Nguyễn Thị Hải YếnThích · Phản hồi · 0 · 15/06/22
- Bùi LinhThích · Phản hồi · 0 · 15/06/22
Gợi ý cho bạn
-
Tệ nạn xã hội là gì? Có mấy tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay
-
Một yếu tố không thể thiếu để xây dựng nền dân chủ XHCN là gì?
-
Hãy lấy một ví dụ để chứng minh rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã kế thừa hoàn thiện và phát triển những quan điểm của triết học Mac Lênin
-
Thủ tục xin ra khỏi Đảng đối với đảng viên mới nhất 2024
-
Ưu điểm và hạn chế của dân chủ trực tiếp
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27