Vai trò của gia đình đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội?

Vai trò của gia đình đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội? Gia đình là một khái niệm được nhắc đến nhiều trong cuộc sống. Nhưng thật sự nhiều người vẫn chưa hiểu được vị trí và vai trò của gia đình đối với xã hội hiện nay là như thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Gia đình là gì?

Căn cứ vào khoản 2 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

2. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.

Theo luật thì Gia đình chính là tập hợp của những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, từ đó đã phát sinh những quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau.

Có thể thấy gia đình là một cộng đồng xã hội đặc biệt trong xã hội.

Vai trò của gia đình đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội?
Vai trò của gia đình đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội?

2. Vai trò của gia đình đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội?

Vai trò của gia đình đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội như sau:

  • Gia đình là tế bào của xã hội:

Mỗi gia đình lại đóng một vai trò trong xã hội bởi một xã hội được hình thành từ nhiều gia đình khác nhau. Gia đình có tốt thì mới thành một xã hội tốt, nếu trong gia đình không có nền tảng tốt thì xã hội cũng không thể phát triển tốt.

Tuy nhiên mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội, đường lối chính sách của giai cấp cầm quyền, nên trong mỗi giai đoạn lịch sử thì tác động của gia đình đối với xã hội không hoàn toàn giống nhau. Nếu xã hội có chế độ bất bình đẳng trong chính quan hệ xã hội thì gia đình lại không có tác động lớn đến xã hội. Chỉ khi xã hội bình đẳng, con người yên ấm, hòa thuận thì mới dốc sức phát triển cho xã hội.

  • Gia đình là cầu nối giữa từng cá nhân với xã hội:

Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống nên có ảnh hưởng rất lớn đến họ. Chỉ giữa gia đình với nhau mới thể hiện được quan hệ tình cảm thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ và cồng, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau mà không cộng đồng nào có thể thay thế.

Nhưng mối cá nhân không chỉ sống trong quan hệ gia đình mà còn có cả quan hệ xã hội, quan hệ trong gia đình cũng chính là quan hệ giữa các thành viên trong xã hội. Bởi vậy gia đình có tác động mạnh mẽ đến xã hội và kết nối từng thành viên trong gia đình đến với xã hội.

Ngoài vai trò với xã hội thì gia đình còn đóng vai trò là tổ ấm mang lại những giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên. Tình yêu thường, gắn bó, chia sẻ được tồn tại trong gia đình và là sợi dây liên kết từng cá nhân với nhau. Gia đình đem lại những giá trị tinh thần cao cả với mỗi con người.

3. Chức năng của gia đình

  • Gia đình có chức năng tái sản xuất con người:

Đây là một chức năng đặc thù xuất phát từ quan hệ hôn nhân. Bất cứ cộng đồng nào muốn phát triển thì phải duy trì nòi giống, duy trì các cá thể trong xã hội. Những cá thể được sinh ra là một thế hệ mới cho xã hội thừa hưởng từ chính những giá trị cũ và trau dồi những điều mới. Đây là một vấn đề của cả gia đình và cho toàn xã hội. Bởi khi thực hiện được những chức năng này thì sẽ tạo nên nguồn lao động cho quốc gia từ đó phát triển đời sống xã hội.

  • Gia đình có chức năng nuôi dưỡng và giáo dục:

Gia đình khi thực hiện chức năng tái sản xuất thì sau đó phải thực hiện chức năng nuôi dưỡng con cái. Khi đứa trẻ được sinh ra còn yếu ớt không thể tự chăm sóc bản thân thì gia đình sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục đứa trẻ lớn lên. Chức năng này có tác động lớn đến xã hội trong tương lai khi mà nhân cách con người được hình thành từ chính gia đình, nhân cách ấy sẽ thể hiện ra ngoài xã hội.

  • Gia đình có chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng:

Gia đình cũng là đơn vị tham gia và việc sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm được sản xuất ra. Tuy gia đình không phải đơn vị kinh tế nhưng gia đình cũng đem lại cho xã hội một lượng lớn sản phẩm và kinh tế. Những sản phẩm sau khi được bán ra thị trường thì chính gia đình lại mua và tiêu thụ chúng phục vụ cho mục đích cuộc sống.

  • Gia đình có chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình:

Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, khi mà gia đình thỏa mãn nhu cầu về tình cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng về tâm lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ em. Do đó gia đình là nơi nương tựa về tinh thần cho mỗi con người.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Vai trò của gia đình đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.

Đánh giá bài viết
1 186
0 Bình luận
Sắp xếp theo