Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp căn cứ vào?

Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp căn cứ vào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Hoatieu.vn để tìm câu trả lời nhé.

1. Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp căn cứ vào?

Hàng năm, các công ty đều phải có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế cho nhà nước đúng thời hạn quy định. Nộp thuế là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi một doanh nghiệp được pháp luật quy định. Cùng Hoatieu.vn giải đáp câu hỏi dưới đây để hiểu rõ hơn pháp luật áp dụng các mức thuế như thế nào nhé.

Câu hỏi: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp căn cứ vào?

A. Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.

B. Ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh.

C. Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.

D. Đề án phát triển nhân lực.

Đáp án: B. Lý do chọn đáp án B vì các doanh nghiệp ở từng địa phương ngoài việc phải đóng các khoản thuế bắt buộc chung của doanh nghiệp thì tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh sẽ phải đóng thêm một vài loại thuế khác ví dụ như Công ty xuất nhập khẩu sẽ phải đóng thuế xuất nhập khẩu đối với các loại mặt hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam.

Do vậy, pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp căn cứ vào ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh.

Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp căn cứ vào?

2. Các loại thuế áp dụng đối với doanh nghiệp

+ Thuế môn bài: 

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP

Mức đóng: 3.000.000 đồng/năm: vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng

Mức đóng: 2.000.000 đồng/năm: vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống

Mức đóng: 1.000.000 đồng/năm: chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác

+ Thuế giá trị gia tăng: VAT là loại thuế được tính cộng vào hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Cách tính thuế GTGT:

- Phương pháp khấu trừ: Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

- Phương pháp trực tiếp: Thuế GTGT phải nộp = GTGT x Thuế suất thuế GTGT

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: là loại thuế doanh nghiệp phải nộp thuế với khoản thu nhập của doanh nghiệp. Cách tính thuế TNDN theo Thông tư số 96/2015/TT-BTC như sau:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) xThuế suất thuế TNDN

Như vậy, pháp luật quy định các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp bao gồm thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, còn một vài các loại thuế sẽ được áp dụng đối với doanh nghiệp phụ thuộc vào ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh khác như thuế tài nguyên áp dụng với doanh nghiệp có hoạt động khai thác khoáng sản, thuế bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa mà gây tác động đến môi trường.....

Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp căn cứ vào? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Thuế - Lệ phí mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:

Đánh giá bài viết
1 274
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm