Ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp?

Ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp? Bắt người là hành vi không được phép vì xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người khác. Nhưng để pháp luật được tuân thủ một cách nghiêm ngặt thì trong một số trường hợp pháp luật cho phép bắt người có phạm tội để đảm bảo an ninh trật tự xã hội và thi hành pháp luật. Vậy trường hợp nào thì mọi công dân đều có quyền bắt người. Cùng hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.

1. Ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp nào dưới đây?

  1. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
  2. Có dấu hiệu hành vi phạm tội
  3. Đang bị nghi ngờ phạm tội
  4. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội

Trả lời đáp án đúng là A. Ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp phát hiện đối tượng Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

Còn những trường hợp còn lại không được phép bắt người vì những người có dấu hiệu hành vi phạm tội, đang bị nghi ngờ, đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội thì đều chưa thấy được chứng cứ xác thực và hậu quả pháp lý về tội phạm. Người nào bắt người khác trong trường hợp này còn có thể bị vi phạm pháp luật về xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, danh dự, nhân phẩm.

2. Trường hợp được thực hiện việc bắt người

Ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp?
Ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp?

Căn cứ theo khoản 2 điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về các trường hợp được bắt người như sau:

2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

Các trường hợp được phép bắt người cụ thể là:

Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được quy định cụ thể trong khoản 1 điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

1. Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:

a) Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

c) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Trường hợp này pháp luật cũng quy định cụ thể chỉ có cơ quan có thẩm quyền mới được ra lệnh giữ người khẩn cấp.

Bắt người phạm tội quả tang

Trường hợp này được quy định trong điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự là:

1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Bắt người đang bị truy nã

Quy định cụ thể trong điều 112 như sau:

1. Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Trường hợp này được quy định tại điều 113:

1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Bắt người bị yêu cầu dẫn độ

Trường này chỉ thực hiện khi có yêu cầu dẫn độ của nước ngoài thì Việt Nam mới thực hiện lệnh bắt người để dẫn độ.

Như vậy pháp luật cũng quy định rõ rằng chỉ trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc tội phạm truy nã thì bất kỳ công dân nào cũng được bắt người và có quyền tước vũ khí của người vi phạm. Còn những trường hợp khác thì phải có lệnh của cơ quan có thẩm quyền và do cán bộ thực hiện việc bắt giữ.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Hình sự liên quan.

Đánh giá bài viết
2 760
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm