Thời gian đào ngũ có được tính vào thời hạn phục vụ tại ngũ không?

Thời gian đào ngũ có được tính vào thời hạn phục vụ tại ngũ không? Đào ngũ sẽ bị xử phạt thế nào? Mức xử phạt hành vi đào ngũ? Đào ngũ có bị đi tù hay không? đều sẽ được giải đáp chi tiết với bài viết dưới đây.

1. Đào ngũ là gì?

Đào ngũ là thuật ngữ quân sự chỉ việc quân nhân bỏ nhiệm sở và trách nhiệm trong khi có chiến cuộc hay ở trận tiền mặc dù có thượng lệnh giữ vị trí hay giao chiến. Quân đội thường chiếu theo kỷ luật quân sự để xét xử những ai đào ngũ thông qua một tòa án quân sự hoặc tòa án binh.

2. Thời gian đào ngũ có được tính vào thời hạn phục vụ tại ngũ không?

Căn cứ điều 22, Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì thời gian đào ngũ không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.

Cụ thể nội dung điều 22 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:

Điều 22. Cách tính thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ

1. Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính từ ngày giao, nhận quân; trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.

2. Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.

3. Thời gian phục vụ tại ngũ là bao lâu?

Theo điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định thì thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ là 24 tháng. Trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ nhưng sẽ không quá 06 tháng. Trong chiến tranh, khẩn cấp về quốc phòng sẽ theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Điều 21. Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ

1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:

a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;

b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

3. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

4. Đào ngũ sẽ bị xử phạt thế nào? Mức xử phạt hành vi đào ngũ?

4.1. Quy định xử phạt hành chính tội đào ngũ?

Đào ngũ có thể sẽ bị xử phạt hành chính và cả trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Về xử phạt hành chính: Căn cứ Điểm a Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện;

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả toàn bộ quân trang được cấp và buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.

Theo đó, trường hợp đào ngũ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện thì sẽ bị xử phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên.

4.2. Quy định trách nhiệm hình sự tội đào ngũ

Ngoài ra Điều 402 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đào ngũ như sau:

1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéo người khác phạm tội;

c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Trong chiến đấu;

b) Trong khu vực có chiến sự;

c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

d) Trong tình trạng khẩn cấp;

đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Có thể hiểu, trong trường hợp đào ngũ gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Điều 402 Bộ luật Hình sự 2015 như trên.

5. Đào ngũ có thể đi tù hay không?

Không phải lúc nào đào ngũ cũng sẽ bị đi tù. Đào ngũ có bị đi tù hay không còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi. Trong trường hợp gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì khung hình phạt cao nhất của đào ngũ là đi tù 12 năm.

Khi đã đăng ký nghĩa vụ quân sự thì các bạn nên theo đúng chương trình rèn luyện, phục vụ. Không nên tự ý bỏ dở giữa chừng, vừa vi phạm đào ngũ lại có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự.

Các nội dung liên quan Nghĩa vụ quân sự trong mục Hỏi đáp pháp luật các bạn có thể quan tâm:

Đánh giá bài viết
3 1.336
0 Bình luận
Sắp xếp theo