Bạo hành trẻ em bị xử phạt như thế nào?
Bạo hành trẻ em bị xử phạt như thế nào?
Trong những năm gần nay, nhiều vụ việc đánh đập, hành hạ, bạo hành trẻ em trong gia đình, trường mầm non, tiểu học, nơi giữ trẻ... diễn ra thường xuyên hơn, đến mức phải báo động. Pháp luật quy định mức án phạt cao nhất cho "tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác" là tù chung thân và mức án phạt cao nhất cho "tội cố ý giết người" là tử hình.
Xử lý hành vi bạo lực gia đình như thế nào?
Quyết định 363/QĐ-TTg năm 2016 Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình
Không còn xa lạ khi dư luận xã hội buộc phải lên tiếng đối với những hành vi bạo hành trẻ em như thế này. Theo thống kê, trẻ em bị bạo hành ngày càng gia tăng, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 4.000 vụ đánh đập, ngược đãi, bạo hành trẻ em. Trong đó có khoảng 100 trẻ bị thiệt mạng do bạo hành. Nhiều trường hợp không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thể xác, để lại thương tật nặng mà thậm chí còn gây tổn hại tâm lý hoặc dẫn đến tử vong cho các bé. Nghiên cứu cho thấy, nền kinh tế khó khăn, tệ nạn xã hội tràn lan... cũng là những nguyên nhân chính làm gia tăng hành vi bạo hành trẻ em.
Trong gia đình, người ta thường quan niệm "thương cho roi cho vọt". Như vậy là đã sai. Người trong gia đình có quyền dạy bảo con cái, trẻ nhỏ nhưng không có quyền răn đe, đánh đập trẻ nhỏ. Có những cha mẹ vì một phút tức giận đã đánh đập, giết chết con cái của mình. Điều này cho thấy họ đã phạm vào tội bạo hành trẻ em được pháp luật quy định.
Bên ngoài xã hội cũng là nơi hiểm họa luôn rình rập và không an toàn cho các bé. Những vụ việc người giữ trẻ, giáo viên mầm non dọa nạt, đánh đập trẻ em không phải hiếm và thường xuyên xảy ra ngay trên ghế nhà trường.
Chứng kiến những hình ảnh đau thương mất mát, co rúm sợ hãi của những đứa trẻ... thử hỏi tình người, nhân phẩm và đạo đức của những kẻ bạo hành đã đặt ở đâu? Xã hội và pháp luật sẽ làm gì đối với những hành vi vi phạm pháp luật này? Tuổi thơ của các em phải chịu đựng bạo hành thì khi lớn lên các em có thể trở thành những kẻ phạm tội, gây thiệt hại xã hội và nền kinh tế nước nhà.Trẻ em chính là tương lai của đất nước, trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.
Với thực trạng bạo hành trẻ em hiện nay, Pháp luật đã nghiêm cấm, trừng trị và áp dụng những xử phạt đích đáng cho những hành vi vi phạm này. Tuy nhiên, chắc chắn vẫn còn một số vụ việc chưa được giải quyết do gia đình, người thân, hàng xóm hoặc người từng chứng kiến những hình ảnh đau thương của trẻ nhỏ, những hành vi vi phạm pháp luật của kẻ bạo hành mà đã không tố cáo.
Xử phạt hành vi bạo hành trẻ em
Tùy theo động cơ, mục đích và mức độ nghiêm trọng của hậu quả để lại, người thực hiện bạo hành trẻ em có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính (bồi thường tiền) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (ngồi tù, chung thân, tử hình). Cụ thể:
a) Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thể hiện rõ quan điểm tôn trọng và bảo vệ các quyền trẻ em:
- "Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự", "Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật" (theo Điều 14 và khoản 2 Điều 6 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định);
- Hành vi ngược đãi, hành hạ trẻ em là một trong những hành vi bị nghiêm cấm (theo khoản 6 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định). Hành vi này được hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số quy định của luật, bao gồm:
- Xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm.
- Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, xao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.
- Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn để thể xác và tinh thần.
- Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần.
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, những hành vi được liệt kê cụ thể như trên có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
b) Pháp luật đã quy định hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội sau:
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với trẻ em với mức phạt tù cao nhất là 3 năm (theo điểm d khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định);
- Tội vô ý làm chết người với mức phạt tù cao nhất là 5 năm (theo khoản 1 Điều 98 BLHS quy định);
- Tội giết trẻ em với mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình (theo điểm c khoản 1 Điều 93 BLHS quy định).
Ngoài ra, người thực hiện hành vi hành hạ, ngược đãi đối với trẻ em còn phải bồi thường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của các bé số tiền để bù đắp những tổn thất vật chất thực tế và tổn thất tinh thần.
Hãy cùng tay che chở và lên tiếng tố cáo những hành vi bạo hành trẻ em nhằm gìn giữ những hồi ức đẹp đẽ cho trẻ thơ, xây dựng một tương lai tốt đẹp và yêu thương!
Tham khảo thêm
Luật phòng chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12
Quyết định 306/QĐ-TTg điều chỉnh mức cho vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn
Nghị định số 06/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung về hộ tịch, hôn nhân, gia đình và chứng thực
Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình
Điểm mới quan trọng Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tải Quy định xử lý bạo hành trẻ em định dạng .Doc
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Bảng tính thuế thu nhập cá nhân năm 2023
-
Bảng lương công chức cấp xã 2024
-
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Hội sinh viên Việt Nam đã phát động phong trào gì?
-
Quy trình kiện toàn Bí thư chi bộ mới 2024
-
Ai được tăng 20,8% lương hưu từ 1/7/2023
-
Chế độ sinh con thứ 3, thứ 4 năm 2024
-
Vi bằng là gì? Giá trị pháp lý của vi bằng
-
Số hiệu trên bảng tên công an
-
Những ngành xét lý lịch 3 đời
-
Mua bảo hiểm xe máy bắt buộc 2024 ở đâu là tin tưởng?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công