Đánh người không gây thương tích bị phạt như thế nào?

Cố ý gây thương tích là một tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015. Vậy đánh người không gây thương tích có thuộc tội này hay không?

Trong bài viết "Đánh người không gây thương tích bị phạt như thế nào?", Hoatieu.vn xin giải đáp các thắc mắc liên quan vấn đề này theo quy định tại Bộ Luật hình sự 2015 và các luật liên quan khác.

Đánh người không gây thương tích bị phạt như thế nào?

1. Đánh người không gây thương tích là gì?

Đánh người không gây thương tích là hành vi dùng vũ lực tác động đến cơ thể người khác nhưng không gây tỉ lệ thương tích (tỉ lệ thương tích là 0%)

2. Đánh người không gây thương tích có bị truy cứu hình sự?

Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội cố ý gây thương tích như sau:

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
  • Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
  • Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Phạm tội đối với 02 người trở lên;
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
  • Có tính chất côn đồ;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

=> Mặc dù tỉ lệ thương tật là 0% nhưng nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì có thể bị khởi tố vụ án hình sự nếu tính chất nghiêm trọng ( đánh ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình...)

Còn những trường hợp còn lại thì bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Ví dụ: Hai bạn A,B xích mích, B tát A 2 cái (không sử dụng vũ khí, tỉ lệ thương tật không có)

Ngoài ra, hành vi đánh người có thể bị khởi tố tội gây rối trật tự công cộng tại điều 318 BLHS 2015 nếu hành vi này làm loạn trật tự (kéo nhóm đánh nhau, xô đẩy qua lại ầm ĩ...). Khi đó bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

=> Nhưng những trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ là về mặt pháp lý, trên thực tế thông thường đánh người không gây thương tích không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Đánh người không gây thương tích bị phạt như thế nào?

Theo Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định, đánh người không gây thương tích có thể bị xử phạt như sau:

Hành viMức phạt
Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác100.000 đồng đến 300.000 đồng
Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Bên cạnh đó, vì hành vi này xâm phạm đến sức khỏe của người khác nên bị hại có quyền khởi kiện dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại với mức bồi thường được quy định tại điều 590 Bộ luật Dân sự 2015

4. Thẩm quyền xử phạt tội đánh người không gây thương tích

  • Nếu bị xử phạt theo điều 5 Nghị định 167/2013 thì công an nhân dân có quyền xử phạt tội này
  • Còn nếu theo con đường khởi kiện dân sự thì thẩm quyền xử phạt thuộc về tòa án.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho độc giả quy định pháp luật liên quan hành vi "Đánh người không gây thương tích". Mời các bạn tham khảo thêm các bài liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 963
0 Bình luận
Sắp xếp theo