Trẻ em ở độ tuổi nào thì bắt buộc hoàn thành chương trình tiểu học?

Trẻ em ở độ tuổi nào thì bắt buộc hoàn thành chương trình tiểu học? Cấp học nào ở nước ta là cấp học bắt buộc? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé

1. Trẻ em ở độ tuổi nào thì bắt buộc hoàn thành chương trình tiểu học?

Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 phải hoàn thành chương trình tiểu học

2. Cấp học nào bắt buộc công dân phải hoàn thành?

Điều 14 Luật Giáo dục 2019 quy định:

Điều 14. Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc

1. Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.

Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

=> Cấp học tiểu học là bắt buộc công dân phải hoàn thành

3. Độ tuổi phổ cập giáo dục

Trẻ em ở độ tuổi nào thì bắt buộc hoàn thành chương trình tiểu học?

Độ tuổi phổ cập giáo dục các cấp được quy định tại Nghị định 20/2014/NĐ-CP như sau:

  • Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi: trẻ em 5 tuổi chưa hoàn thành chương trình giáo dục mầm non;
  • Phổ cập giáo dục tiểu học: trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 chưa hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học;
  • Phổ cập giáo dục THCS: thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 11 đến 18 đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, chưa tốt nghiệp THCS

4. Chương trình giáo dục tiểu học mới 

Năm học vừa rồi, nước ta đã áp dụng chương trình giáo dục tiểu học mới, với sự thay đổi trong phương châm giảng dạy: Giáo dục không còn phải để truyền thụ kiến thức mà còn nhằm giúp cho học sinh hoàn thành công việc, giải quyết được các vấn đề trong học tập cũng như trong đời sống nhờ vận dụng hiệu quả, sáng tạo kiến thức đã học được trên lớp trên trường.

Hoạt động giáo dục bắt buộc xuyên suốt các cấp học đó chính là trải nghiệm. Những môn học theo chương trình mới sẽ được phân chia thành 2 loại là môn học, hoạt động bắt buộc và môn học tự chọn.

Đối với cấp tiểu học thì:

  • Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.
  • Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số; Ngoại ngữ 1 ( ở lớp 1, lớp 2).

Môn Thể dục tên gọi mới là môn Giáo dục thể chất. Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc. Làm quen tiếng Anh lớp 1, lớp 2 đang thực hiện tại các trường tiểu học hiện nay là môn học tự chọn.

=> Bộ giáo dục và đào tạo đã áp dụng chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học mới từ năm học 2020 – 2021 đối với lớp 1; trong năm học 2021 – 2022 áp dụng đối với lớp 2; năm học 2022 – 2023 áp dụng đối với lớp 3 và năm học 2023 – 2024 sẽ áp dụng đối với lớp 4.

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó học sinh dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kỹ năng khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình và tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực thích ứng với sự biến động của nghề nghiệp và cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12. Nội dung cơ bản của chương trình Hoạt động trải nghiệm gồm 5 lĩnh vực: Phát triển cá nhân; Cuộc sống gia đình; Đời sống nhà trường; Quê hương, đất nước và cộng đồng xã hội; Nghề nghiệp và phẩm chất người lao động.

Để biết thêm các quy định về chương trình giáo dục phổ thông mới, mời các bạn tham khảo thông tư sau: Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông mới

Trên đây Hoatieu.vn trả lời câu hỏi Trẻ em ở độ tuổi nào thì bắt buộc hoàn thành chương trình tiểu học và các quy định cơ bản trong chương trình giáo dục tiểu học mới. Hiện nay chương trình giáo dục đang có nhiều thay đổi nhằm phát triển toàn diện các kỹ năng của học sinh, để học sinh tự do sáng tạo, chủ động giải quyết các vấn đề được đưa ra, thầy cô chỉ là người hỗ trợ các em. Chương trình mới này có những điểm mạnh và cũng có những nhược điểm riêng. Hệ thống giáo dục nước ta đang cố gắng hoàn thiện chương trình này sao cho phù hợp với các bạn học sinh.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 670
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi