Danh mục hàng hóa thiết yếu tỉnh Bình Dương

Danh mục hàng hóa thiết yếu tỉnh Bình Dương. Danh mục hàng hóa thiết yếu tại từng địa phương sẽ có sự khác nhau do được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện của địa phương. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu những hàng hóa thiết yếu tỉnh Bình Dương.

1. Danh mục hàng hóa thiết yếu tỉnh Bình Dương

Sở Công thương tỉnh Bình Dương đã có văn bản quy định các loại hàng hóa thiết yếu trong thời gian giãn cách theo chỉ thị 16 như sau:

Lương thực (gạo, nếp, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn, bột, tinh bột cũng như các sản phẩm từ tinh bột); thực phẩm tươi sống (thịt, thuỷ sản, rau củ qua, trái cây, trứng,…); thực phẩm công nghệ (bánh, kẹo, muối, bột nêm, gia vị, nước mắm, đường, dầu thực vật, sữa các loại, mì gói và một số mặt hàng lương thực, thực phẩm khác phục vụ nhu cầu hằng ngày của con người).

Các nhu yếu phẩm cần thiết khác gồm khẩu trang, sản phẩm dùng để rửa tay, tắm giặt, gội, nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh, băng vệ sinh.

Ngoài ra còn có: Dược phẩm, thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế; nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá như xăng dầu, gas, khí đốt, các nguyên vật liệu khác phục vụ sản xuất, dịch vụ cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống.

Bên cạnh đó, còn có thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật.

2. Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu

Danh mục hàng hóa thiết yếu tỉnh Bình Dương

Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được định nghĩa tại Luật Giá 2012 như sau:

Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.

Hiện nay, hàng hóa dịch vụ thiết yếu trong thời gian giãn cách theo chỉ thị 16 vẫn chưa được áp dụng một cách đồng đều, nhất quán trong cả nước vì từng địa phương sẽ điều chỉnh một số mặt hàng sao cho phù hợp với nhu cầu sản xuất của mình.

Do đó hàng hóa thiết yếu sẽ được các địa phương xây dựng dựa trên sườn của công văn số 4481/BCT-TTTN  do Bộ Công thương vừa ban hành.

Để biết những mặt hàng thiết yếu theo công văn số 4481/BCT-TTTN, mời các bạn tham khảo bài: Danh mục hàng hóa thiết yếu Hà Nội.

3. Ra đường không cần thiết phạt thế nào?

Người dân ra ngoài để mua những thứ không thuộc danh mục hàng hóa thiết yếu (ti vi, máy giặt...) sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;

b) Không báo cáo với Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.

=> Người dân ra đường không để thực hiện những việc cần thiết sẽ bị phạt từ  1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Mức xử phạt được tính như sau:

  • Nếu có các tình tiết giảm nhẹ thì các bạn sẽ bị phạt 1.000.000 đồng
  • Có tình tiết tăng nặng thì bị xử phạt đến 3.000.000 đồng (Ví dụ: Đã bị nhắc nhở nhưng cố tình không thực hiện, chống đối lực lượng chức năng...).
  • Không có các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ thì bị phạt mức trung bình của khung hình phạt là 2.000.000 đồng/người/lỗi

Trên đây Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc Danh mục hàng hóa thiết yếu tỉnh Bình Dương. Danh mục này giúp cho người dân và các chiến sỹ thực hiện việc kiểm soát được thực hiện dễ dàng hơn khi có những quy định cụ thể. Người dân nên nắm rõ để tránh bị xử phạt do thiếu hiểu biết. Bên cạnh đó trước tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng, người dân nên tránh ra khỏi nhà khi không cần thiết để bảo vệ chính bản thân, gia đình và cộng đồng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 114
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm