Đi giao dịch tại ngân hàng có vi phạm chỉ thị 16?
Đi giao dịch tại ngân hàng có vi phạm chỉ thị 16? Hiện nay Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khác đang giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Người dân được yêu cầu chỉ ra khỏi nhà trong những trường hợp cần thiết, nếu không sẽ bị xử phạt hành chính. Vậy hành vi đi giao dịch tại ngân hàng có được xem là cần thiết không? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé
Ra ngân hàng có bị phạt?
1. Đi giao dịch tại ngân hàng có vi phạm chỉ thị 16?
Đi giao dịch tại ngân hàng có bị phạt không?
Chỉ thị 16 quy định: Ngân hàng là tổ chức tín dụng được phép hoạt động để cung cấp kịp thời dịch vụ cần thiết.
=> Ngân hàng là tổ chức được phép hoạt động trong thời gian giãn cách
=> Việc người dân đi giao dịch tại ngân hàng là chính đáng, không thuộc trường hợp ra đường khi không cần thiết. Tuy nhiên không phải mọi giao dịch nào tại ngân hàng cũng là chính đáng. Người dân đến ngân hàng để rút tiền mua lương thực thực phẩm thì là cần thiết nhưng người dân đến ngân hàng để đổi tiền, để mở tài khoản ngân hàng,... là không thực sự cần thiết trong bối cảnh giãn cách xã hội.
Chỉ thị 16 được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, hạn chế sự tiếp xúc giữa mọi người trong một thời gian nhất định. Người dân cần tuân thủ tuyệt đối để Việt Nam chiến thắng đại dịch
=> Đi giao dịch tại ngân hàng nếu thuộc trường hợp cần thiết thì không vi phạm chỉ thị 16 và không bị xử phạt.
2. Ra đường không cần thiết phạt bao nhiêu?
Ra đường không thuộc trường hợp được phép ra khỏi nhà thì sẽ bị xử phạt theo Nghị định 117/2020 như sau:
Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;
b) Không báo cáo với Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.
=> Ra đường không cần thiết trong thời gian giãn cách bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi.
Có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì các bạn sẽ bị phạt 1.000.000 đồng, có tình tiết tăng nặng thì bị xử phạt đến 3.000.000 đồng (Ví dụ: Đã bị nhắc nhở nhưng cố tình không thực hiện, chống đối lực lượng chức năng...). Không có các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ thì bị phạt mức trung bình của khung hình phạt là 2.000.000 đồng
3. Người dân được ra đường khi nào?
3.1 Người dân Hà Nội được ra đường khi nào?
Người dân Hà Nội được phép ra đường trong những trường hợp cần thiết sau:
- Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác;
- Đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động;
- Các hoạt động chính trị, đối ngoại cấp bách, quan trọng được cơ quan có thẩm quyền cho phép; các lực lượng và các hoạt động phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh;
- Trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác
3.2 Người dân TP Hồ Chí Minh được ra đường khi nào?
TP Hồ Chí Minh đang áp dụng chỉ thị 16 tăng cường, người dân được ra khỏi nhà khi:
Trong khu phong tỏa:
Người dân chỉ được phép ra khỏi nhà khi: Có yêu cầu cấp cứu y tế; mua thực phẩm thiết yếu tại các siêu thị/chợ trong khu phong tỏa (02 lần/tuần, sử dụng phiếu đi chợ/siêu thị do chính quyền địa phương cấp).
Khu vực có nguy cơ rất cao:
Từng hộ dân chỉ ở trong nhà, chính quyền tổ chức mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng nhà.
Trong các khu cách ly:
Người đang thực hiện cách ly phải tuyệt đối chấp hành quy định, không được ra khỏi phòng và không được tiếp xúc trực tiếp với người khác (trừ trường hợp cấp cứu y tế).
Các gia đình có ca F0, F1 thực hiện cách ly tại nhà:
Thực hiện nghiêm theo hướng dẫn của ngành y tế, tuyệt đối không ra khỏi nhà (trừ trường hợp cấp cứu y tế); lương thực, thực phẩm thiết yếu sẽ được chính quyền hỗ trợ, cung cấp tại nhà.
Các khu nhà trong các hẻm nhỏ, chằng chịt, đông người, mật độ dân số cao:
Thực hiện triệt để yêu cầu giãn cách giữa cá nhân với cá nhân.
Cơ quan nhà nước: Tổ chức làm việc luân phiên cách ngày hoặc buổi trong ngày tại cơ quan, chỉ ra đường trong trường hợp có việc cấp thiết.
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Đi giao dịch tại ngân hàng có vi phạm chỉ thị 16? Người dân cần nắm rõ các quy định về phòng dịch tại địa phương nào, trường hợp nào được ra ngoài để tránh bị xử phạt hành chính đến 3 triệu đồng. Hơn nữa, trong thời điểm dịch đang bùng phát, ra đường khi không cần thiết có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân mình, tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Rosie1331
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Hành chính
Trốn tránh nghĩa vụ quân sự 2024 phạt hành chính và bị xử lý hình sự thế nào?
Quy định về công tác phí dành cho viên chức 2022
Lái xe khi đã bị tước bằng lái bị xử phạt ra sao 2024?
Bịa đặt, bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác bị xử lý như thế nào?
Bị tước giấy phép lái xe năm 2024 có thi lại không?
Chức năng của Công an nhân dân Việt Nam