Những quy định pháp luật dành cho người chuyển đổi giới tính

Tải về

Những quy định pháp luật dành cho người chuyển đổi giới tính

Từ nền tảng mà Hiến pháp 2013, Luật Hộ tịch 2014, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 chúng ta đã thấy được quy định pháp luật dành cho người chuyển đổi giới tính. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.

Quyết định 468/QĐ-TTg Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, giai đoạn 2016-2025

Được chuyển đổi giới tính từ ngày 1/1/2017

Đến nay, vấn đề Người chuyển đổi giới tính, xác định lại giới tính, kết hôn đồng tính... đã được pháp luật nước ta thừa nhận và luật hóa.

Những quy định pháp luật dành cho người chuyển đổi giới tính

Đây là điều vui mừng cho cộng đồng LGBT cũng như toàn xã hội. Bởi quyền được sống thật với giới tính của mình, được xã hội công nhận, đối xử công bằng, văn minh cũng là quyền con người, quyền công dân được pháp luật bảo vệ.

Từ nền tảng mà Hiến pháp 2013 quy định:

- Điều 14: "các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật"

- Điều 16: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội."

Tiếp đến, lần đầu tiên Bộ luật Dân Sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 đã chính thức thừa nhận quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính, người xác định lại giới tính tại:

Điều 36: "Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan"

Điều 37: "Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan"

Có thể thấy Bộ luật Dân sự 2015 dừng lại ở quyền nhân thân để xác định tư cách của cá nhân khi tham gia các quan hệ dân sự, tạo sự minh bạch về quyền nhân thân, tài sản, giao dịch,... trong các quan hệ dân sự.

Tuy nhiên, điều này cũng là bước đi lớn của pháp luât nhằm tạo rào pháp lý ngăn chặn hành vi phân biệt đối xử với người chuyển giới, bảo đảm cho họ có địa vị pháp lý bình đẳng như cá nhân khác.

Nghị định 88/2008/NĐ-CP quy định về Xác định lại giới tính. Trong đó, nổi bật nhất là việc xác định rõ những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 4. Điển hình: Cấm "Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính".

Luật Hộ tịch 2014:

Điểm c Khoản 2 Điều 3: Xác định lại giới tính được ghi vào Sổ Hộ tịch theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khoản 3 điều 36 quy định: Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

Đã bỏ quy định "Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" ở Luật năm 2000. Thay vào đó là quy định "Không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" tại Khoản 2 Điều 8.

Như vậy, Luật không cấm nhưng cũng không công nhận kết hôn đồng giới. Những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn, nhưng sẽ không được pháp luật bảo vệ khi phát sinh tranh chấp.

Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có thêm quy định:

Khoản 4 Điều 18: "Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng: a) Người đồng tính, người chuyển giới."

Tuy còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ chưa giải quyết, nhưng thực tế Pháp luật đã và đang dần hoàn thiện để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của Người chuyển đổi giới tính, xác định lại giới tính, đồng giới. Đặc biệt, trong tương lai gần, nước ta sẽ có Luật chuyển đổi giới tính nhằm bảo vệ toàn diện cho người chuyển đổi giới tính.

Đánh giá bài viết
1 141
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm