Quy định về xếp lương giáo viên sau thăng hạng 2024
Việc chuyển xếp lương của giáo viên sẽ được tính như thế nào sau khi thi thăng hạng? Đây là thắc mắc của rất nhiều giáo viên sau khi tham dự các kỳ thi thăng hạng viên chức. Sau đây là một số quy định về xếp lương giáo viên sau thăng hạng, HoaTieu.vn xin chia sẻ đến các bạn.
Quy định chuyển xếp lương giáo viên sau thăng hạng
1. Bậc lương mới của giáo viên 2024
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm xếp lương giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông tại các Thông tư:
- Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Mầm non;
- Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Tiểu học;
- Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Trung học cơ sở;
- Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Trung học phổ thông công lập.
Các thông tư trên đều được áp dụng từ ngày 20/03/2021.
Theo Thông tư, lương giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông được xếp theo các hạng từ hạng I đến hạng III. Cụ thể như sau:
Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non bao gồm:
1. Giáo viên mầm non hạng III - Mã số V.07.02.26 có hệ số lương từ 2.1 đến 4.89;
2. Giáo viên mầm non hạng II - Mã số V.07.02.25 có hệ số lương từ 2.34 đến 4.98;
3. Giáo viên mầm non hạng I - Mã số V.07.02.24 có hệ số lương từ 4.0 đến 6.38.
Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học bao gồm:
1. Giáo viên tiểu học hạng III - Mã số V.07.03.29 có hệ số lương từ 2.34 đến 4.98;
2. Giáo viên tiểu học hạng II - Mã số V.07.03.28 có hệ số lương từ 4.0 đến 6.38;
3. Giáo viên tiểu học hạng I - Mã số V.07.03.27 có hệ số lương từ 4.4 đến 6.78.
Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở bao gồm:
1. Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số V.07.04.32 có hệ số lương từ 2.34 đến 4.98;.
2. Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số V.07.04.31 có hệ số lương từ 4.0 đến 6.38.
3. Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.30 có hệ số lương từ 4.4 đến 6.78.
Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông bao gồm:
1. Giáo viên trung học phổ thông hạng III - Mã số V.07.05.15 có hệ số lương từ 2.34 đến 4.98;..
2. Giáo viên trung học phổ thông hạng II - Mã số V.07.05.14 có hệ số lương từ 4.0 đến 6.38..
3. Giáo viên trung học phổ thông hạng I - Mã số V.07.05.13 có hệ số lương từ 4.4 đến 6.78..
Theo đó mức lương của giáo viên cao nhất với hệ số đến 6,78.
Để xem chi tiết Bảng lương mới của giáo viên 2024, mời các bạn tham khảo:
2. Chuyển xếp hệ số lương mới khi thăng hạng như thế nào?
Hiện nay, việc xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức theo thông tư số 02/2007/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 25/05/2007.
Theo đó, ở khoản II – Cách xếp lương mục
1. Xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức quy định cụ thể như sau:
a. Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau:
Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.
b. Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.
Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
c. Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ.
Thời gian hưởng lương ở ngạch mới (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu) và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Hệ số chênh lệch bảo lưu tại điểm c này (tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) được hưởng trong suốt thời gian cán bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch mới.
Sau đó, nếu cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác, thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới.
Như vậy việc nâng lương của giáo viên khi nâng ngạch, thăng hạng sẽ căn cứ vào mức lương đã được hưởng ở ngạch cũ mà nâng lên, nhưng nâng lên theo diện bằng hoặc cao hơn gần nhất, nghĩa là hơn mức lương cũ 1 bậc mà thôi.
3. Giáo viên từ mầm non đến phổ thông xếp lương như thế nào?
Hiện nay, theo quy định hiện hành, giáo viên từ mầm non đến phổ thông được xếp ở các hạng có hệ số lần lượt như sau:
- Giáo viên tiểu học, mầm non: Hạng IV (từ 1,86 đến 4,06); Hạng III (từ 2,1 đến 4,98); Hạng II (từ 2,34 đến 4,98).
- Giáo viên trung học cơ sở: Hạng III (từ 2,1 đến 4,98); Hạng II (từ 2,34 đến 4,98); Hạng I (từ 4,0 đến 6,38).
- Giáo viên trung học phổ thông: Hạng III (từ 2,34 đến 4,98); Hạng II (từ 4,0 đến 6,38); Hạng I (từ 4,4 đến 6,78).
Chúng ta cùng nhìn xem khi chuyển sang mức lương mới thì hệ số lương và thời điểm nâng lương lần sau sẽ được chuyển xếp như thế nào thông qua các bảng sau.
Khi chuyển xếp lương từ hạng IV sang hạng III (giáo viên mầm non, tiểu học) sẽ được xếp chuyển sang hệ số lương mới như sau:
Hạng IV (Hệ số lương – Bậc) | Hạng III (Hệ số lương – Bậc) | Nâng lương lần sau |
1,86 - 1 | 2,1 - 1 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
2,06 - 2 | 2,1 - 1 | Theo quyết định cũ |
2,26 – 3 | 2,41 – 2 | Theo quyết định cũ |
2,46 – 4 | 2,72 – 3 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
2,66 – 5 | 2,72 – 3 | Theo quyết định cũ |
2,86 – 6 | 3,03 – 4 | Theo quyết định cũ |
3,06 - 7 | 3,34 – 5 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
3,26 – 8 | 3,34 – 5 | Theo quyết định cũ |
3,46 – 9 | 3,65 – 6 | Theo quyết định cũ |
3,66 – 10 | 3,96 – 7 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
3,86 – 11 | 3,96 – 7 | Theo quyết định cũ |
4,06 – 12 | 4,27 – 8 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
4,58 – 9 | Theo quyết định cũ | |
4,89 - 10 | Theo quyết định cũ |
Khi thăng hạng từ hạng III lên hạng II (giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) được chuyển xếp lương như sau:
Hạng III (Hệ số lương– Bậc) | Hạng II (Hệ số lương– Bậc) | Nâng lương lần sau |
2,1 - 1 | 2,34 - 1 | Theo quyết định cũ |
2,41 – 2 | 2,67 - 2 | Theo quyết định cũ |
2,72 – 3 | 3,00 - 3 | Theo quyết định cũ |
3,03 – 4 | 3,33 - 4 | Theo quyết định cũ |
3,34 – 5 | 3,66 – 5 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
3,65 – 6 | 3,66 – 5 | Theo quyết định cũ |
3,96 – 7 | 3,99 – 6 | Theo quyết định cũ |
4,27 – 8 | 4,32 – 7 | Theo quyết định cũ |
4,58 – 9 | 4,65 – 8 | Theo quyết định cũ |
4,89 - 10 | 4,98 - 9 | Theo quyết định cũ |
Khi thăng hạng từ hạng III lên hạng II (giáo viên trung học phổ thông), hạng II lên hạng I (giáo viên trung học cơ sở) được chuyển xếp lương như sau:
Hạng III trung học phổ thông, Hạng II trung học cơ sở (Hệ số lương – Bậc) | Hạng II trung học phổ thông, Hạng I trung học cơ sở (Hệ số lương – Bậc) | Nâng lương lần sau |
2,34 - 1 | 4,00 - 1 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
2,67 - 2 | 4,00 - 1 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
3,00 - 3 | 4,00 - 1 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
3,33 - 4 | 4,00 - 1 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
3,66 – 5 | 4,00 - 1 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
3,99 – 6 | 4,00 - 1 | Theo quyết định cũ |
4,32 – 7 | 4,34 - 2 | Theo quyết định cũ |
4,65 – 8 | 4,68 – 3 | Theo quyết định cũ |
4,98 - 9 | 5,02 – 4 | Theo quyết định cũ |
5,36 – 5 | Theo quyết định cũ | |
5,70 – 6 | ||
6,04 – 7 | ||
6,38 – 8 |
Khi thăng hạng từ hạng II lên hạng I (giáo viên trung học phổ thông) được chuyển xếp lương như sau:
Hạng II (Hệ số lương– Bậc) | Hạng I (Hệ số lương– Bậc) | Nâng lương lần sau |
4,00 - 1 | 4,40 - 1 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
4,34 - 2 | 4,40 - 1 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
4,68 – 3 | 4,74 - 2 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
5,02 – 4 | 5,08 - 3 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
5,36 – 5 | 5,42- 4 | Từ ngày có quyết định xếp lương mới |
5,70 – 6 | 5,76 – 5 | Theo quyết định cũ |
6,04 – 7 | 6,10 – 6 | Theo quyết định cũ |
6,38 – 8 | 6,44 – 7 | Theo quyết định cũ |
6,78 – 8 | Theo quyết định cũ |
Trên đây là cụ thể hóa về bảng chuyển xếp lương ở bậc, hệ số mới khi thăng hạng giáo viên từ hạng III lên hạng II.
4. Quy định mới về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên từ 30/5/2023
Bộ giáo dục đào tạo đã ban hành Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐ về sửa đổi các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT. Theo đó, Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/5/2023 và có nhiều điểm mới về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập. Cụ thể như sau:
Bỏ quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo hạng.
Chỉ quy định 01 chứng chỉ chung đối với các hạng giáo viên. Mỗi cấp học chỉ có 01 chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Giáo viên đã có một trong các chứng chỉ theo hạng của cấp học đang giảng dạy cấp trước ngày 30/6/2022 thì được xác định đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học.
Khi bổ nhiệm, chuyển xếp chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng theo quy định tại các Thông tư 01-04 và khi chuyển chức danh nghề nghiệp thì không yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ. Giáo viên tuyển dụng mới phải có chứng chỉ theo quy định trong thời gian thực hiện chế độ tập sự.
Quy định tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp chung cho các hạng chức danh nghề nghiệp
Bộ GDĐT bỏ quy định tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp ở từng hạng chức danh nghề nghiệp và chỉ quy định đạo đức nghề nghiệp chung cho giáo viên ở tất cả các hạng.
Không yêu cầu giáo viên tiểu học, trung học cơ sở (THCS) hạng I phải có trình độ thạc sĩ.
Giáo viên được xếp lương tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.
Điều chỉnh thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III từ 9 năm xuống còn 3 năm.
Giáo viên mầm non, phổ thông không cần nộp minh chứng đã thực hiện công việc của hạng khi thực hiện bổ nhiệm từ hạng chức danh nghề nghiệp cũ sang hạng chức danh nghề nghiệp mới
Có thể thấy Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT không quy định cụ thể về việc chuyển xếp lương của giáo viên. Tuy nhiên việc điều chỉnh các quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đã giúp các thầy cô gỡ bỏ nhiều vướng mắc trong việc xếp lương theo chùm Thông tư mới. Nội dung chi tiết mời các bạn xem thêm tại Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.
Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Phổ biến pháp luật liên quan.
Tham khảo thêm
Năm 2024 giáo viên có bắt buộc phải có chứng chỉ Tiếng Anh Tin học?
Quy định thời gian tập sự đối với giáo viên
Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học mới nhất 2024
Chế độ tập sự đối với giáo viên
Chế độ của giáo viên mầm non nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè 2022
Bảng lương giáo viên vùng khó khăn 2024
Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tải file định dạng .doc
102,5 KB 02/07/2019 9:34:50 SA
Gợi ý cho bạn
-
Rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chip mất thẻ có bị mất tiền không?
-
Cách đăng ký tài khoản dịch vụ công quốc gia 2024
-
Hướng dẫn nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy online
-
Quy chuẩn về phương tiện phòng cháy, chữa cháy từ ngày 01/4/2024
-
Lịch cắt điện Hà Nội 04/12/2024
-
Văn bản nào của Đảng xác định trách nhiệm của cấp ủy đảng, người đứng đầu trong hoạt động tuyên truyền
-
Phụ lục Nghị định 58 2024 về đầu tư trong lâm nghiệp
-
Từ 2025, chuyển khoản trên 10 triệu cần xác thực thêm hình thức này bên cạnh sinh trắc học
-
Thi tốt nghiệp THPT 2024 gồm những môn nào?
-
Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Bài viết hay Phổ biến Pháp luật
Công văn 5103/BGDĐT-GDTrH về tổ chức góp ý sách giáo khoa mới lớp 2, 6
Phụ lục Nghị định số 78/2024/NĐ-CP file word
Hệ số điều chỉnh giá đất TP HCM 2024
Hướng dẫn ghi bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục tiểu học
Hướng dẫn tự tích hợp bằng lái xe và BHYT trên VNeID tại nhà
Trình tự đưa người từ 12 đến dưới 18 tuổi đi cai nghiện bắt buộc