Phiếu trắng là gì? Bỏ phiếu chống là gì?

Việc bỏ phiếu trong bầu cử cũng như trong các cuộc họp cần thông qua biểu quyết giúp mang lại tính khách quan. Vậy phiếu trắng là gì? Bỏ phiếu chống là gì? Bỏ phiếu trắng có được coi là hợp lệ? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây để biết thêm chi tiết.

Khi tham gia bỏ phiếu bầu cử, phiếu tín nhiệm hay bỏ phiếu kín để thông qua các quyết định, chính sách, bình chọn, người bỏ phiếu sẽ thực hiện quyền biểu quyết thông qua lá phiếu với hình thức đồng ý, không đồng ý hoặc để trống cả 2 ô (gọi là phiếu trắng).

1. Phiếu trắng là gì?

Phiếu trắng là phiếu không đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý đối với một, nhiều hoặc tất cả những người trong danh sách lấy phiếu. Phiếu trắng được xác định là phiếu không đồng ý. Cụ thể:

Theo quy định hiện hành thì khi triển khai lấy phiếu giới thiệu/phiếu tín nhiệm trong cơ quan thuế, các trường hợp sau đây không được tham gia bỏ phiếu:

- Công chức, viên chức tập sự;

- Người lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP.

- Công chức, viên chức đang trong thời gian biệt phái công tác tại đơn vị khác.

Khi thực hiện lấy phiếu giới thiệu/phiếu tín nhiệm theo phương thức bỏ phiếu kín, phải thành lập Ban Kiểm phiếu. Ban Kiểm phiếu do người chủ trì Hội nghị đề xuất và phải được Hội nghị thông qua (theo phương thức giơ tay biểu quyết).

Theo quy định tại Quyết định 1699/QĐ-BTC năm 2018 thì cách xác định phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ cụ thể như sau:

- Phiếu hợp lệ là phiếu có đủ các điều kiện: do Ban Kiểm phiếu phát ra; có số lượng đồng ý và giới thiệu thêm không quá số lượng bổ nhiệm được phê duyệt; được đánh dấu vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý đối với một người hoặc không đánh dấu vào ô nào nhưng ghi thêm người khác hoặc để phiếu trắng.

- Phiếu không hợp lệ là phiếu thuộc một hoặc các trường hợp: không do Ban Kiểm phiếu phát ra; số lượng đồng ý và giới thiệu thêm nhiều hơn số lượng bổ nhiệm được phê duyệt; đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý (trường hợp phiếu lấy ý kiến có từ 02 người trở lên nếu đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý đối với người nào thì chỉ tính phiếu không hợp lệ đối với người đó). Trừ trường hợp phiếu không hợp lệ do không phải Ban Kiểm phiếu phát ra, các trường hợp Phiếu không hợp lệ khác xác định là phiếu không đồng ý.

- Phiếu trắng là phiếu không đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý đối với một, nhiều hoặc tất cả những người trong danh sách lấy phiếu. Phiếu trắng được xác định là phiếu không đồng ý.

2. Phiếu trắng thì có được xem là hợp lệ không?

Phiếu trắng vẫn được xác định là phiếu hợp lệ. Tuy nhiên, phiếu trắng được xác định là phiếu không đồng ý. Nghĩa là người bỏ phiếu không đồng ý đối với một, nhiều hoặc tất cả những người trong danh sách lấy phiếu.

3. Giải nghĩa Bỏ phiếu chống là gì?

Bỏ phiếu chống là lá phiếu thể hiện ý kiến không đồng ý người nào đó được chọn trong danh sách phiếu bầu. Trong tờ phiếu biểu quyết đó, việc bỏ phiếu chống đồng nghĩa với việc tích vào Ô không đồng ý.

Như đã nói ở trên, phiếu trắng có một điểm đặc biệt. Đó là, phiếu trắng tuy có ý nghĩa "không phản đối cũng chẳng ủng hộ", nhưng được xác định là phiếu không đồng ý. Nếu các bạn vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của Bỏ phiếu chống? Tại sao phiếu trắng lại có hiệu lực của một phiếu chống thì xin được phân tích như sau.

Lấy ví dụ, khi bỏ phiếu bầu quản trị viên, điều kiện trúng cử tính theo tỷ lệ "phiếu đồng ý/tổng phiếu". Ở đây, phiếu trắng có tác dụng như một phiếu "phản đối".

Hay khi bỏ phiếu xóa một bài viết vì chất lượng/tiêu chuẩn có vấn đề, kết quả tính theo tỷ lệ "phiếu đồng ý xóa/tổng phiếu". Ở đây, phiếu trắng có tác dụng như một phiếu "giữ bài". Nếu trưng cầu có nên xóa bài, tổng có 5 phiếu: 2 phiếu xóa và 3 phiếu trắng sẽ đủ điều kiện cho kết quả là giữ lại bài do số phiếu xóa không đủ quá bán.

Nên có thể thấy với việc bỏ phiếu trắng trong nhiều trường hợp phiếu trắng đang có hiệu lực giống hệt một phiếu chống.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
7 4.062
0 Bình luận
Sắp xếp theo