Phương thức xét tuyển kết hợp là gì?

Xét tuyển kết hợp là gì? Trong những năm gần đây rất nhiều trường đại học tuyển sinh trong đó có sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp. Vậy thế nào là xét tuyển kết hợp và cách tính điểm xét tuyển kết hợp như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo nội dung sau đây của Hoatieu để tìm hiểu rõ hơn về phương thức xét tuyển kết hợp trong kì tuyển sinh đại học 2023 nhé.

Đã có điểm chuẩn theo phương thức kết hợp của Học viện Bưu chính Viễn thông, mời các bạn cùng tham khảo:

1. Hình thức xét tuyển kết hợp là gì?

Khác với việc chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, phương pháp Xét tuyển kết hợp là phối hợp nhiều tiêu chí khác nhau để xét tuyển. Ví dụ như Xét tuyển kết hợp cho phép các em sử dụng một phần kết quả thi kèm với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế để làm căn cứ xét tuyển vào Cao đẳng, Đại học. Các tiêu chí kết hợp với điểm trung bình học bạ của các năm lớp 10, 11,12 hay điểm trung bình của các tổ hợp xét tuyển....

Tùy theo các đơn vị trường học khác nhau sẽ có những chỉ tiêu riêng về mức độ tối thiểu cần đạt được với mỗi chứng chỉ. Khi sử dụng hình thức này để xét tuyển các em cần lưu ý xem các bằng ngoại ngữ mình sở hữu còn trong thời hạn hay không (thông thường là trong 2 năm kể từ ngày thi).

Mời các bạn tham khảo một số phương thức xét tuyển kết hợp của các trường đại học trong kì tuyển sinh 2023 để hiểu rõ hơn về phương thức tuyển sinh này.

2. Phương thức xét tuyển kết hợp HANU 2023

Xét tuyển kết hợp: Xét theo điều kiện và tiêu chí riêng. Xét theo tổng điểm quy đổi từ cao xuống thấp cho tới khi hết chỉ tiêu.

- Đối tượng 1: Mã phương thức xét tuyển: 410.

Thí sinh là học sinh THPT có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (xem danh mục chứng chỉ tại Phụ lục 1) hoặc chứng chỉ năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và đáp ứng các tiêu chí sau:

(1) Tốt nghiệp THPT năm 2023;

(2) Điểm trung bình chung học kì môn ngoại ngữ của 05 học kì bậc THPT (trừ học kì 2 lớp 12) đạt từ 7,0 trở lên;

(3) Điểm trung bình chung 05 học kì bậc THPT (HK1L10 + HK2L10 + HK1L11 + HK2L11 + HK1L12)/5 đạt từ 7,0 trở lên.

- Đối tượng 2: Mã phương thức xét tuyển: 402.

Thí sinh là học sinh THPT có kết quả đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội từ 105/150; của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội từ 21/30 và của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trong năm học 2022 - 2023 từ 850/1200 và đáp ứng các tiêu chí sau:

(1) Tốt nghiệp THPT năm 2023;

(2) Điểm trung bình chung học kì môn ngoại ngữ của 05 học kì bậc THPT (trừ học kì 2 lớp 12) đạt từ 7,0 trở lên;

(3) Điểm trung bình chung 05 học kì bậc THPT (HK1L10 + HK2L10 + HK1L11 + HK2L11 + HK1L12)/5 đạt từ 7,0 trở lên.

- Đối tượng 3: Mã phương thức xét tuyển: 408.

Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023 và có kết quả thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt từ 1100/1600 điểm trở lên và còn thời hạn tính đến ngày nộp hồ sơ; hoặc có kết quả thi ACT (American College Testing, Hoa Kỳ) đạt từ 24/36 điểm trở lên và còn thời hạn; hoặc có chứng chỉ A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Vương quốc Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK) sử dụng kết quả 03 môn để thay thế cho 03 môn xét tuyển của ngành học đăng ký, mức điểm mỗi môn đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUMrange ≥ 60).

- Đối tượng 4: Mã phương thức xét tuyển: 501.

Thí sinh là học sinh các lớp chuyên, lớp song ngữ thuộc trường THPT chuyên (xem danh sách các trường THPT tại Phụ lục 2) và đáp ứng các tiêu chí sau:

(1) Tốt nghiệp THPT năm 2023;

(2) Điểm trung bình chung học kì môn ngoại ngữ của 05 học kì bậc THPT (trừ học kì 2 lớp 12) đạt từ 7,0 trở lên;

(3) Điểm trung bình chung 05 học kì bậc THPT (HK1L10 + HK2L10 + HK1L11 + HK2L11 + HK1L12)/5 đạt từ 7,0 trở lên.

3. Phương thức xét tuyển kết hợp PTIT 2023

1. Đối tượng xét tuyển:

– Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT);

– Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành;

– Đáp ứng các điều kiện khác theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện.

a) Thí sinh có Chứng chỉ quốc tế SAT, trong thời hạn 02 năm (tính đến ngày xét tuyển) từ 1130/1600 trở lên hoặc ATC từ 25/36 trở lên; và có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên;

b) Thí sinh có Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày xét tuyển) đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 65 trở lên hoặc TOEFL ITP 513 trở lên; và có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên;

c) Thí sinh đạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc đã tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (TW) các môn Toán, Lý, Hóa, Tin học và có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên.

d) Là học sinh chuyên các môn Toán, Lý, Hóa, Tin học của trường THPT chuyên trên phạm vi toàn quốc (các trường THPT chuyên thuộc Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW và các trường THPT chuyên thuộc Cơ sở giáo dục đại học) hoặc hệ chuyên thuôc các trường THPT trọng điểm quốc gia; Và có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên.

2. Nguyên tắc xét tuyển:

Ngoài các nguyên tắc xét tuyển chung tại mục 6, nguyên tắc xét tuyển áp dụng cho phương thức xét tuyển kết hợp quy định cụ thể như sau:

– Thí sinh được đăng ký xét tuyển 02 nguyện vọng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một (01) nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký;

– Xét tuyển theo ngành và theo kết quả học tập của năm học lớp 10, 11, 12 (hoặc học kỳ 1 năm học lớp 12) của các môn học tưng ứng với tổ hợp bài thi/môn thi của ngành đăng ký xét tuyển;

– Xét trúng tuyển từ thí sinh có kết quả cao xuống cho đến hết chỉ tiêu;

– Điểm trúng tuyển của các tổ hợp trong cùng một ngành là bằng nhau;

– Điểm trúng tuyển được tính bằng tổng cộng của ba (03) điểm bình quân kết quả học tập ở năm học lớp 10, 11, 12 (hoặc học kỳ 1 lớp 12) của ba (03) môn học tương ứng với tổ hợp bài thi/môn thi đã đăng ký xét tuyển, cộng với điểm ưu tiên theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo (nếu có);

– Nếu xét tuyển kết hợp không đủ chỉ tiêu thì chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển theo phương thức khác;

– Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong thời gian quy định của Học viện. Nếu quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem từ chối nhập học

3. Hình thức nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển kết hợp: Thí sinh đăng ký xét tuyển theo hình thức trực tuyến trên hệ thống xét tuyển trực tuyến của Học viện tại địa chỉ: https://xettuyen.ptit.edu.vn.

4. Các thí sinh có Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sẽ được Học viện ưu tiên xét tuyển thẳng vào Chương trình chất lượng cao ngành Công nghệ thông tin (nếu có nguyện vọng).

Hy vọng với một số ví dụ cụ thể trên đây các bạn đọc đã có thể hiểu rõ hơn về hình thức xét tuyển đại học theo phương thức kết hợp.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 8.284
0 Bình luận
Sắp xếp theo