Tải tài liệu Hướng dẫn dạy học môn Sinh 10 Giáo dục thường xuyên file word

Tải về

Tài liệu hướng dẫn dạy học môn Sinh 10 GDTX

Ngày 06 tháng 09 năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 2556/QĐ-BGDĐT năm 2023 về phê duyệt Bộ tài liệu Hướng dẫn dạy học lớp 10 thực hiện Chương trình Giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp trung học phổ thông (THPT). Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ nội dung chi tiết tài liệu Hướng dẫn dạy học môn Sinh học lớp 10 Giáo dục thường xuyên file doc ban hành kèm theo Quyết định 2556, mời các bạn cùng tham khảo.

Tài liệu hướng dẫn dạy học lớp 10 chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT môn Sinh học

MỤC LỤC

Phần thứ nhất

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

I. MỤC TIÊU

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC

1. Yêu cầu Phẩm chất.

2. Yêu cầu Năng lực

3. Yêu cầu cần đạt về Phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

4. Yêu cầu cần đạt về Năng lực đặc thù môn học

III. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

1. Nội dung giáo dục

2. Thời lượng giáo dục

IV. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

1. Định hướng về phương pháp giáo dục

2. Hình thức tổ chức dạy học

3. Định hướng về đánh giá kết quả giáo dục

Phần thứ hai

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÔN SINH HỌC

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10

1. Thời lượng dạy học cho từng nội dung

2. Định hướng đổi mới về phương pháp giáo dục

3. Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá

4. Hướng dẫn về thiết bị dạy HV học 10

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC LỚP 10 MÔN SINH HỌC

PHẦN 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC

CHỦ ĐỀ 1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC

Bài 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC

Bài 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC

CHỦ ĐỀ 2. CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC THẾ GIỚI SỐNG

Bài 3. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC THẾ GIỚI SỐNG

CHỦ ĐỀ 3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

Bài 4. KHÁI QUÁT TẾ BÀO

Bài 5. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC

CHỦ ĐỀ 4. CẤU TRÚC TẾ BÀO

Bài 7. TẾ BÀO NHÂN SƠ

Bài 8. TẾ BÀO NHÂN THỰC

Bài 9. THỰC HÀNH QUAN SÁT TẾ BÀO ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT

CHỦ ĐỀ 5. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở TẾ BÀO

Bài 10: TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT

Bài 11. SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG VÀ ENZYME

Bài 12. THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN CÁC HOẠT TÍNH CỦA ENZYME

CHỦ ĐỀ 6. THÔNG TIN TẾ BÀO VÀ CHU KÌ TẾ BÀO

Bài 14. THÔNG TIN TẾ BÀO

Bài 16. GIẢM PHÂN

CHỦ ĐỀ 7. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Bài 17. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Bài 18. ÔN TẬP PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO

PHẦN 3. SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS

CHỦ ĐỀ 8. SINH HỌC VI SINH VẬT

Bài 19. VI SINH VẬT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT

Bài 20. QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP, PHÂN GIẢI Ở VI SINH VẬT

Bài 21. SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN Ở VI SINH VẬT

Bài 22. ỨNG DỤNG VI SINH VẬT TROGN THỰC TIỄN

CHỦ ĐỀ 9. VIRUS

Bài 23. KHÁI QUÁT VỀ VIRUS

Bài 24. MỘT SỐ BỆNH DO VIRUS VÀ ỨNG DỤNG CỦA VIRUS

Bài 25. ÔN TẬP PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS

CÁC CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP

CHUYÊN ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO VÀ MỘT SỐ THÀNH TỰU

CHUYÊN ĐỀ 2: CÔNG NGHỆ ENZYME VÀ ỨNG DỤNG

CHUYÊN ĐỀ 3: CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT TRONG XỬ LÍ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phần thứ nhất

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

I. MỤC TIÊU

- Chương trình Giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp trung học phổ thông (THPT) nhằm tạo cơ hội học tập cho người học có nhu cầu để đạt được trình độ giáo dục THPT theo hình thức GDTX, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực của địa phương và nhu cầu học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập.

- Mục tiêu chung của Chương trình GDTX cấp THPT nhằm giúp HV (HV) tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, hoàn thiện học vấn THPT và định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân, đáp ứng yêu cầu có thể tham gia vào thị trường lao động và tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

- Chương trình GDTX cấp THPT nhằm cụ thể hoá mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 cấp THPT đối với GDTX, giúp HV làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống, có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích và năng lực; phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC

1. Yêu cầu Phẩm chất

Chương trình GDTX cấp THPT hình thành và phát triển cho HV những phẩm chất chủ yếu sau: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

2. Yêu cầu Năng lực

Chương trình GDTX cấp THPT hình thành và phát triển cho HV những năng lực cốt lõi sau:

a) Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục gồm: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b) Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục gồm: Năng lực ngôn ngữ; năng lực tính toán; năng lực khoa học; năng lực công nghệ; năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ.

3. Yêu cầu cần đạt về Phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

a) Yêu cầu cần đạt Phẩm chất chủ yếu

Phẩm chất

Yêu cầu cần đạt

Yêu nước

- Tích cực, chủ động và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.

- Tự giác thực hiện và vận động người khác thực hiện các quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hoá.

- Đấu tranh với các âm mưu, hành động xâm phạm lãnh thổ, biên giới quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia bằng thái độ và việc làm phù hợp với lứa tuổi, với quy định của pháp luật.

- Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Nhân ái

Yêu quý mọi người

- Quan tâm đến mối quan hệ hài hoà với những người khác.

- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Chủ động, tích cực vận động người khác tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng.

Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người

- Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hoá cá nhân.

- Cảm thông, độ lượng với những hành vi, thái độ có lỗi của người khác.

Chăm chỉ

Ham học

- Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập.

- Tích cực tham gia học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả trong học tập.

Chăm làm

- Tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia các công việc phục vụ cộng đồng.

- Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong lao động.

- Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

Trung thực

- Nhận thức và hành động theo lẽ phải.

- Sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt.

- Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống, các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.

Trách nhiệm

Trách nhiệm với bản thân

- Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân.

- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân.

Trách nhiệm đối với gia đình

- Có ý thức làm tròn bổn phận với người thân và gia đình.

- Quan tâm bàn bạc với người thân, xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lí trong gia đình.

Trách nhiệm với nhà trường và xã hội

- Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động công ích của nhà trường và xã hội.

- Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật.

- Đánh giá được hành vi chấp hành kỉ luật, pháp luật của bản thân và người khác; đấu tranh phê bình các hành vi vô kỉ luật, vi phạm pháp luật.

Trách nhiệm với môi trường sống

- Hiểu rõ ý nghĩa của tiết kiệm đối với sự phát triển bền vững; có ý thức tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; đấu tranh ngăn chặn các hành vi sử dụng bừa bãi, lãng phí vật dụng, tài nguyên.

- Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

b) Yêu cầu cần đạt Năng lực chung

Năng lực

Yêu cầu cần đạt

Năng lực tự chủ và tự học

Tự lực

Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; biết giúp đỡ người khác gặp khó khăn để vươn lên để có lối sống tự lực.

Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng

Khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu cá nhân phù hợp với đạo đức và pháp luật.

Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình

- Đánh giá được những ưu điểm và hạn chế về tình cảm, cảm xúc của bản thân; tự tin, lạc quan.

- Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của bản thân; luôn bình tĩnh và có cách cư xử đúng mực.

- Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập và đời sống.

- Biết tự phòng tránh các tệ nạn xã hội.

Thích ứng với cuộc sống

- Điều chỉnh được hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm của cá nhân thích ứng với cuộc sống mới.

- Thay đổi được cách tư duy, cách biểu hiện thái độ, cảm xúc của bản thân để đáp ứng với yêu cầu mới, hoàn cảnh mới trong cuộc sống.

Định hướng nghề nghiệp

- Nhận thức được cá tính và giá trị sống của bản thân.

- Biết được những thông tin chính về thị trường lao động, về yêu cầu và triển vọng của các ngành nghề để lựa chọn cho phù hợp với khả năng của bản thân.

- Xác định được hướng phát triển của bản thân phù hợp sau THPT; lựa chọn học các môn học phù hợp với năng lực và định hướng nghề nghiệp của bản thân.

Tự học, tự hoàn thiện

- Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế.

- Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.

- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của bản thân, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học.

- Thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá trị công dân.

Năng lực giao tiếp và hợp tác

Xác định được mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp

- Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp; dự kiến được thuận lợi, khó khăn để đạt được mục đích trong giao tiếp.

- Lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp.

- Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp của bản thân, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng.

- Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về các vấn đề trong khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp.

- Chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

Thiết lập và phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn

- Nhận biết và thấu cảm được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác.

- Xác định đúng nguyên nhân mâu thuẫn giữa bản thân với người khác hoặc giữa những người khác với nhau và biết cách hoá giải mâu thuẫn.

Xác định mục đích và phương thức hợp tác

Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân và những người khác đề xuất; biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.

Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân trong nhóm

Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm; sẵn sàng nhận công việc khó khăn của nhóm.

Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác

Đánh giá được khả năng hoàn thành công việc của từng thành viên trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác.

Tổ chức và thuyết phục người khác

Theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và cả nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp; biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.

Đánh giá hoạt động hợp tác

Căn cứ vào mục đích hoạt động của các nhóm, đánh giá được mức độ đạt mục đích của cá nhân, của nhóm và nhóm khác; rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý được cho từng người trong nhóm.

- Có hiểu biết cơ bản về hội nhập quốc tế.

- Chủ động, tự tin trong giao tiếp với bạn bè quốc tế; biết chủ động, tích cực tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế phù hợp với bản thân và đặc điểm của trung tâm, địa phương.

- Tìm đọc tài liệu phục vụ công việc học tập và định hướng nghề nghiệp của bản thân và bạn bè.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Nhận ra ý tưởng mới

Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới.

Phát hiện và làm rõ vấn đề

Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.

Hình thành và triển khai ý tưởng mới

Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng.

Đề xuất, lựa chọn giải pháp

Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.

Thiết kế và tổ chức hoạt động

- Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện hoạt động phù hợp;

- Tập hợp và điều phối được nguồn lực (nhân lực, vật lực) cần thiết cho hoạt động.

- Điều chỉnh được kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch, cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề cho phù hợp với hoàn cảnh để đạt hiệu quả cao.

- Đánh giá được hiệu quả của giải pháp và hoạt động.

Tư duy độc lập

Đặt được nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều; không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề; biết quan tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề.

.......................

Mời các bạn xem nội dung chi tiết trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 24
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm