Hướng dẫn ghi bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp theo thông tư 22

Bảng ghi tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp theo thông tư 22 mới nhất giúp các thầy cô ghi đúng nhận xét theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT. Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào Tạo quy định về đánh giá học sinh tiểu học của Bộ Giáo dục một cách chính xác và hiệu quả. Sau đây mời quý thầy cố cùng tham khảo và tải về các mẫu đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22.

Trong nội dung thông tư cũng nêu rõ về các ký hiệu cụ thể được sử dụng trong bảng đánh giá học sinh. Khi chưa hiểu rõ được ký hiệu thì nên tra cứu từng nội dung theo quy định của thông tư để nắm bắt tình hình con em mình một cách tốt nhất.

1. Xếp loại H là gì

Đối với học sinh Tiểu học các môn học đánh giá bằng nhận xét gồm:

a) Ở các lớp 1, 2, 3: Đạo đức, Thể dục, Tự nhiên và Xã hội, Nghệ thuật.

b) Ở các lớp 4, 5: Đạo đức, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Kỹ thuật.

Các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá theo hai mức:

a) Loại Hoàn thành (A): đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng của môn học, đạt được từ 50% số nhận xét trở lên trong từng học kỳ hay cả năm học. Những học sinh đạt loại Hoàn thành nhưng có biểu hiện rõ về năng lực học tập môn học, đạt 100% số nhận xét trong từng học kỳ hay cả năm học được giáo viên đánh giá là Hoàn thành tốt (A+) và ghi nhận xét cụ thể trong học bạ để nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng.

b) Loại Chưa hoàn thành (B): chưa đạt những yêu cầu theo quy định, đạt dưới 50% số nhận xét trong từng học kỳ hay cả năm học.

Xếp loại H ở đấy có thể hiểu là xếp loại ở mức hoàn thành.

Việc đánh giá bằng nhận xét cần nhẹ nhàng, không tạo áp lực cho cả giáo viên và học sinh. Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét cần quan niệm là sự khơi dậy tiềm năng học tập của học sinh.

2. Xếp loại Đ là gì?

Ký hiệu Đ là để đánh giá năng lực phẩm chất của học sinh, khi mọi tiêu chí của học sinh chỉ đạt ở mức khá thì giáo viên sẽ đánh Đ nghĩa là Đạt.

Trong đánh giá năng lực phẩm chất của học sinh thì sẽ được đánh giá ở ba mức là mức tốt (T), mức đạt (Đ), mức cần cố gắng (C). Vì thế nếu bạn được đánh Đ nghĩa là bạn chỉ đạt mức khá theo thang điểm.

Còn mức đánh giá ở mức C lại có hai ý nghĩa là chưa đạt và cần cố gắng tùy vào loại chuyên mục đánh giá. Tuy nhiên phần lớn nếu đánh giá ở mức C nghĩa là kết quả học tập phần đó bị coi là mức thấp nhất với học sinh nên cần nỗ lực cố gắng hơn nữa.

3. Hướng dẫn ghi bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục các lớp

1. Phần tiêu đề

Điền đủ thông tin vào chỗ chấm, trong đó đối với mẫu 1 và mẫu 4 cần ghi thời điểm đánh giá giữa học kì I hay giữa học kì II.

2. Phần "Môn học và hoạt động giáo dục"

- Đối với mẫu 1: Trong cột tương ứng với từng môn học hoặc hoạt động giáo dục: ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt", H nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành" hoặc C nếu học sinh ở mức "Chưa hoàn thành".

- Đối với các mẫu 2-6:

+) Trong cột "Mức đạt được" tương ứng với từng môn học hoặc hoạt động giáo dục: Ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt", H nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành" hoặc C nếu học sinh ở mức "Chưa hoàn thành".

+) Trong cột "Điểm KTĐK" đối với các môn có bài kiểm tra định kì: Ghi điểm số của bài kiểm tra; đối với học sinh được kiểm tra lại, ghi điểm số của bài kiểm tra lần cuối.

Như vậy ký hiệu KTĐK nghĩa là kiểm tra định kỳ, là kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên, kiểm tra học kỳ.

3. Phần "Năng lực" và "Phẩm chất"

Trong cột tương ứng với từng năng lực, phẩm chất: ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức "Tốt", Đ nếu học sinh đạt mức "Đạt" hoặc C nếu học sinh ở mức "Cần cố gắng".

4. Phần "Khen thưởng", "Hoàn thành chương trình lớp học", "Lên lớp" (trong mẫu 3 và mẫu 6)

Đánh dấu "P" vào các ô tương ứng đối với mỗi học sinh được khen thưởng, hoàn thành chương trình lớp học, lên lớp.

5. Phần "Ghi chú"

Ghi những lưu ý đặc biệt (nếu có). Chẳng hạn như: học sinh thuộc diện ưu tiên; học sinh khuyết tật;...

Một số biểu hiện đối với từng năng lực, có thể là:

+) Tự phục vụ, tự quản: Thực hiện được một số việc phục vụ cho bản thân (vệ sinh thân thể, ăn, mặc,...); một số việc phục vụ cho học tập (chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà,...);....

+) Hợp tác: Mạnh dạn giao tiếp trong hợp tác; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng;...

+) Tự học và giải quyết vấn đề: khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm, tổ, lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc không cần giúp đỡ;...

Sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh. Một số biểu hiện đối với từng phẩm chất, có thể là:

+) Chăm học, chăm làm: Đi học đầy đủ, đúng giờ; thường xuyên trao đổi bài với bạn, thầy cô và người lớn;...

+) Tự tin, trách nhiệm: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân; tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng;...

+) Trung thực, kỉ luật: Không nói dối; không nói sai về bạn; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa;...

+) Đoàn kết, yêu thương: Giúp đỡ, tôn trọng mọi người; nhường nhịn bạn; quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè; kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo,...

Như vậy với những hướng dẫn và ý nghĩa ký hiệu trên đây thì phụ huynh, học sinh có thể hiểu được đánh giá kết quả học tập của con em ở mức như thế nào, để có biện pháp giáo dục con em phù hợp.

4. Mẫu đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22

Cách ghi bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục

Cách ghi bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
28 103.562
0 Bình luận
Sắp xếp theo