Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín?

Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín? Hiện nay việc kiểm tra đánh giá năng lực học sinh đã được thay đổi thế nào?

1. Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín?

Trên cơ sở kết quả thu được, người giáo viên sử dụng để điều chỉnh hoạt động dạy học, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, thúc đẩy học sinh tiến bộ (bước 7).

Như vậy từ bước 7 trong quy trình đánh giá sẽ trở thành mục tiêu về phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù (bước 1) trong quy trình đánh giá tiếp theo.

Bên cạnh đó mục tiêu đánh giá kết quả môn học là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học tập

2. Kiểm tra đánh giá năng lực học sinh

Thông tư 26 thể hiện rõ quan điểm đổi mới về hoạt động kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; bảo đảm hoạt động kiểm tra, đánh giá như một hoạt động học tập.

2.1 Đánh giá năng lực học sinh tiểu học

Đánh giá năng lực học sinh tiểu học được quy định tại Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT

Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:

  • Phương pháp quan sát:

Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

  • Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh:

Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.

  • Phương pháp vấn đáp:

Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi-đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.

  • Phương pháp kiểm tra viết:

Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.

Đánh giá học sinh gồm 2 phần: Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ

Để biết thêm các tiêu chí đánh giá, mời các thầy cô tham khảo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT

2.2 Đánh giá năng lực học sinh THCS, THPT

Thuận lợi, khó khăn khi dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Kiểm tra đánh giá năng lực học sinh

Đánh giá năng lực học sinh THCS, THPT được quy định tại Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:

  • Môn học có từ 35 tiết trở xuống/năm học: 2 ĐĐGtx;
  • Môn học có từ trên 35 tiết đến 70 tiết/năm học: 3 ĐĐGtx;
  • Môn học có từ trên 70 tiết/năm học: 4 ĐĐGtx.

- Kiểm tra, đánh giá định kì:

Trong mỗi học kì, một môn học có 01 (một) ĐĐGgk và 01 (một) ĐĐGck;

Trong đó:

  • Điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên (viết tắt là ĐĐGtx): tính hệ số 1;
  • Điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì (viết tắt là ĐĐGgk): tính hệ số 2;
  • Điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì (viết tắt là ĐĐGck): tính hệ số 3.

3. Định hướng xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh

- Yêu cầu của đề kiểm tra (Câu hỏi kiểm tra):

  • Nội dung phải đảm bảo đơn vị kiến thức (chuẩn kiến thức)
  • Đảm bảo mục tiêu dạy học; bám sát kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở mức độ đã được qui định trong chương trình môn học.
  • Đảm bảo tính chính xác, khoa học
  • Phù hợp với thời gian kiểm tra
  • Góp phần đánh giá khách quan trình độ học sinh.

- Tiêu chí của đề (Câu hỏi):

  • Nội dung không nằm ngoài chương trình
  • Nội dung rải ra trong bài học, tiết học, từng chương, từng học kì
  • Câu hỏi trong đề (bài) phân tỉ lệ phù hợp giữa câu hỏi khách quan và câu hỏi tự luận (Trắc nghiệm 40%, tự luận 60%).

+ Đổi mới kiểm tra miệng (từ 5 – 10 phút) mức độ nhận biết, thông hiểu

+ Đổi mới kiểm tra 45 phút không ít hơn 5 câu

+ Đổi mới kiểm tra 90 phút không ít hơn 10 câu

  • Tỉ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức so với tổng số điểm phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của môn Toán đảm bảo: Nhận biết 20%; thông hiểu 50%; vận dụng 30%.
  • Câu hỏi của đề được diễn đạt rõ, đơn nghĩa, nêu đúng và đủ yêu cầu của đề.
  • Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và với số điểm dành cho nó.
  • Trong số điểm dành cho những câu hỏi đánh giá cấp độ nhận biết 3 điểm, thông hiểu 4 điểm, vận dụng 3 điểm.

4. Quy trình biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực của một chủ đề

Bước 1: Xây dựng các chủ đề của bộ môn đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực HS.

Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề theo chương trình hiện hành trên quan điểm mới là định hướng phát triển năng lực HS.

Bước 3: Xác định các loại câu hỏi/bài tập theo hướng đánh giá năng lực (kiến thức, kĩ năng, thái độ) của HS trong chủ đề/nội dung theo đặc thù của bộ môn. Mô tả các mức yêu cầu cần đạt theo hướng chú trọng đánh giá kĩ năng thực hiện của HS.

Bước 4: Biên soạn câu hỏi/bài tập minh họa cho các mức độ đã mô tả. Với mỗi mức độ/loại câu hỏi/bài tập cần biên soạn nhiều câu hỏi/bài tập để minh họa. Sắp xếp câu hỏi của đề theo nội dung, hình thức và mức độ khó tăng dần.

Trên đây Hoatieu đã trả lời câu hỏi Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín? Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
11 41.549
0 Bình luận
Sắp xếp theo