(File đẹp) Phụ lục 1, 3 Tin học 6, 7, 8, 9 Kết nối tri thức

Tải mẫu phụ lục 1, 3 Tin học 6, 7, 8, 9 KNTT

Phụ lục 1, 3 Tin học 6, 7, 8, 9 Kết nối tri thức - Hoatieu xin chia sẻ đến quý thầy cô và bạn đọc mẫu phụ lục 3 môn Tin học 6, 7, 8, 9 Kết nối tri thức là mẫu khung kế hoạch giáo dục của giáo viên môn Tin học 6, 7, 8, 9 Kết nối tri thức cùng với kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn Tin học 6, 7, 8, 9 KNTT được trình bày dưới dạng file word theo đúng hướng dẫn tại công văn 5512. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải về làm tài liệu sử dụng.

Phụ lục 1 Tin học 6, 7, 8, 9 KNTT

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TIN HỌC, LỚP 6

(Năm học: 2024 - 2025)

I. Đặc điểm tình hình.

1. Số lớp: 06

Số học sinh: 

; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có):……

2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên: GV dạy Tin 6

; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: 0……..

Đại học: …………..

; Trên đại học:..................

Mức đạt chuẩn nghề nghiệp: Tốt:

; Khá: 0

; Đạt: 0

; Chưa đạt: 0

1. Thiết bị dạy học:(Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

STT

Thiết bị dạy học

Số lượng

Các bài thí nghiệm/thực hành

Ghi chú

1

Máy chiếu

1

Các tiết dạy toàn bộ năm học

2

Máy tính GV

1

Các tiết dạy toàn bộ năm học

3

Bảng phụ

6

Các tiết dạy toàn bộ năm học

2. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

STT

Tên phòng

Số lượng

Phạm vi và nội dung sử dụng

Ghi chú

1

Phòng máy tính

1

Sử dụng trong các tiết thực hành hoặc trải nghiệm

2

Hội trường

1

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm

II. Kế hoạch dạy học.

1. Phân phối chương trình.

HỌC KÌ I(18 TIẾT/18 TUẦN)

STT

TUẦN

TIẾT

TÊN BÀI

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Chủ đề 1: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG (6 Tiết)

1, 2

1,2

Bài 1: Thông tin và dữ liệu

1. Kiến thức: - Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và vật mang tin

- Nêu được ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin.

- Phân biệt được thông tin và vật mang tin.

2. Năng lực: - Phát triển năng lực nhận biết và hình thành nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc.

- Từng bước nhận biết được một cách tường minh tính phi vật lí của thông tin, qua đó nâng cao năng lực tư duy trừu tượng.

3. Phẩm chất: - Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm.

- Có thái độ khách quan, khoa học khi tìm hiểu thế giới tự nhiên.

1. Kiến thức: - Nêu được các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin

- Giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả để xử lí thông tin.

2. Năng lực: - Phát triển năng lực giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại thông tin và nền kinh tế tri thức.

- Phát triển tư duy công nghệ dựa trên sự mô phỏng hoạt động thông tin của con người, của máy tính.

3. Phẩm chất: Hình thành ý thức điều chỉnh hành vi dựa trên nhận thức và suy xét về thế giới.

3, 4

3, 4

Bài 2: Xử lí thông tin

5,6

5,6

Bài 3: Thông tin trong máy tính

1. Kiến thức: - Giải thích được việc có thể biểu diễn thông tin chỉ với hai kí hiệu 0 và 1.

- Biết được đơn vị đo dung lượng thông tin nhỏ nhất là bit và các bội của nó như Byte, KB, MB…

- Nêu được sơ lược khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng như đĩa cứng, đĩa CD, các loại thẻ nhớ…

2. Năng lực: - Hình thành tư duy về mã hóa thông tin

- Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ.

3. Phẩm chất: Hình thành ý thức về sự đo lường, từ đó cân nhắc mức độ của các hành vi.

Chủ đề 2: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET (4 Tiết + 01 KT)

7,8

7,8

Bài 4: Mạng máy tính

1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm và lợi ích của mạng máy tính.

- Nêu được cấc thành phần chủ yếu của một mạng máy tính(máy tình và các thiết bị kết nối) và tên của một vài thiết bị mạng cơ bản như máy tính, bộ chuyển mạch, bộ định tuyến, bộ định tuyến không dây…)

- Nêu được ví dụ cụ thể về trường hợp mạng không dây tiện dụng hơn mạng có dây.

2. Năng lực: - Rèn luyện năng lực tư duy trừu tượng, khái quát hóa thông qua điểm chung giữa mạng máy tính và các loại mạng khác.

- Rèn luyện kĩ năng làm việc tập thể. Phát triển kĩ năng giao tiếp.

3. Phẩm chất: - Phát triển tinh thần hợp tác, chia sẻ tài nguyên và trách nhiệm trong làm việc nhóm.

- Khuyến khích sự cởi mở, làm việc với mục tiêu chung và trách nhiệm cá nhân

9

9

KIỂM TRA GIỮA HKI

1. Kiến thức: Nắm được toàn bộ kiến thức đã học.

2. Năng lực: Sử dụng kiến thức giải quyết các bài tập đưa ra.

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng tinh thần chủ động tự học, kiên trì.

10,11

10,11

Bài 5: Internet

1. Kiến thức: Biết Internet là gì.

- Biết một số đặc điểm và lợi ích chính của Internet.

2. Năng lực: - Thông qua các hoạt động học tập, HS được hình thành và phát triển tư duy logic, năng lực phân tích và giải quyết vấn đề, giúp các em phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp và thuyết trình.

- Nội dung trong bài học gắn liền với thực tế nên giúp các em vận dụng được kiến thức của bài học vào cuộc sống một cách linh hoạt và sáng tạo

3. Phẩm chất: Các hoạt động luôn ảnh hưởng đến việc khuyến khích các em có ý thức trách nhiệm, biết chia sẻ, tăng cường giao tiếp.

Chủ đề 3: TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN (6 Tiết + 01 KT)

12,13

12,13

Bài 6: Mạng thông tin toàn cầu

1. Kiến thức: - Trình bày được sơ lược về khái niệm: World Wide Web(WWW), website, trình duyệt.

- Biết cách sử dụng trình duyệt để vào trang web cho trước xem và nêu được các thông tin chính trên trang web đó.

- Khai thác được thông tin trên một số trang web thông dụng như tra từ điển, xem thời tiết, thời sự…

2. Năng lực: - Phát triển tư duy logic, năng lực phân tích, đánh giá, khái quát và giải quyết vấn đề. Rèn kĩ năng hợp tác, giao tiếp và thuyết trình.

- Nội dung trong bài học được gắn với thực tế, giúp ích nhiều cho các em trong việc tích lũy kiến thức, kĩ năng ứng dụng CNTT và vận dụng vào cuộc sống.

3. Phẩm chất: Các hoạt động luôn hướng đến việc khuyến khích các em có ý thức trách nhiệm, biết chia sẻ, sáng tạo và hợp tác.

14

14

Bài 7: Tìm kiếm thông tin trên Internet

1. Kiến thức: - Nêu được công dụng của máy tìm kiếm.

- Xác định được từ khóa ứng với một mục đích tìm kiếm cho trước.

- Thực hiện được việc tìm kiếm và khai thác thông tin trên Internet.

2. Năng lực: - Phát triển năng lực tư duy, kĩ năng tìm kiếm nhanh và chính xác, sàng lọc và lựa chọn thông tin về một vấn đề. Hình thành năng lực tổ chức, lãnh đạo, hợp tác.

- Nội dung trong bài học giúp ích nhiều cho các em trong thực tế, tích hợp các môn học, tích lũy và mở rộng kiến thức, vận dụng cho việc học tập và giải trí.

3. Phẩm chất: Các hoạt động luôn hướng đến việc khuyến khích các em có ý thức trách nhiệm, tính chính xác và cẩn trọng.

15

15

Thực hành(Bài 7: Tìm kiếm thông tin trên Internet)

1. Kiến thức: - Nêu được công dụng của máy tìm kiếm.

- Xác định được từ khóa ứng với một mục đích tìm kiếm cho trước.

- Thực hiện được việc tìm kiếm và khai thác thông tin trên Internet.

2. Năng lực: - Phát triển năng lực tư duy, kĩ năng tìm kiếm nhanh và chính xác, sàng lọc và lựa chọn thông tin về một vấn đề. Hình thành năng lực tổ chức, lãnh đạo, hợp tác.

- Nội dung trong bài học giúp ích nhiều cho các em trong thực tế, tích hợp các môn học, tích lũy và mở rộng kiến thức, vận dụng cho việc học tập và giải trí.

3. Phẩm chất: Các hoạt động luôn hướng đến việc khuyến khích các em có ý thức trách nhiệm, tính chính xác và cẩn trọng.

16

16

Kiểm tra cuối học kì 1

1. Kiến thức: Hệ thống toàn bộ kiến thức từ chủ đề I đến IV

2. Năng lực: Sử dụng kiến thức giải quyết các bài tập liên quan

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng tinh thần chủ động tự học, kiên trì.

17

17

Bài 8: Thư điện tử

1. Kiến thức: - Biết được thư điện tử là gì.

- Nêu được những ưu nhược điểm cơ bản của dịch vụ thư điện tử so với các phương thức liên lạc khác.

- Biết tài khoản thư điện tử, hộp thư điện tử, thành phần của địa chỉ thư điện tử.

- Thực hiện được một số thao tác cơ bản: đăng kí tài khoản thư điện tử, đăng nhập, soạn, gởi, đăng xuất thư điện tử.

2. Năng lực: - Phát triển năng lực tư duy, tổ chức, hợp tác.

- Nội dung trong bài học có tính ứng dụng cao trong thực tế, rất hữu ích. Qua đó các em thấy được sự kết nối giữa kiến thức học được và cuộc sống.

3. Phẩm chất: Các hoạt động luôn hướng đến việc khuyến khích các em có ý thức trách nhiệm, tuân tủ các quy định, cởi mở và tăng thêm mối liên hệ với bạn bè, người thân.

18

18

Thực hành Bài 8: Thư điện tử

1. Kiến thức: - Biết được thư điện tử là gì.

- Nêu được những ưu nhược điểm cơ bản của dịch vụ thư điện tử so với các phương thức liên lạc khác.

- Biết tài khoản thư điện tử, hộp thư điện tử, thành phần của địa chỉ thư điện tử.

- Thực hiện được một số thao tác cơ bản: đăng kí tài khoản thư điện tử, đăng nhập, soạn, gởi, đăng xuất thư điện tử.

2. Năng lực: - Phát triển năng lực tư duy, tổ chức, hợp tác.

- Nội dung trong bài học có tính ứng dụng cao trong thực tế, rất hữu ích. Qua đó các em thấy được sự kết nối giữa kiến thức học được và cuộc sống.

3. Phẩm chất: Các hoạt động luôn hướng đến việc khuyến khích các em có ý thức trách nhiệm, tuân tủ các quy định, cởi mở và tăng thêm mối liên hệ với bạn bè, người thân.

- HS tôn trọng và tuyệt đối thực hiện các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành trong phòng máy.

Chủ đề 4: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ (10 Tiết + 1 KT)

19,20

19,20

Bài 9: An toàn thông tin trên Internet

1. Kiến thức: - Biết được một số tác hại và nguy cơ bị hại khi sử dụng Internet. Nêu và thực hiện được một số biện pháp phòng ngừa cơ bản với sự hướng dẫn của GV.

- Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và hợp pháp của thông tin cá nhân và tập thể, nêu được ví dụ minh họa.

- Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân với sự hỗ trợ của người lớn.

- Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp.

- Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu.

2. Năng lực: - Thông qua các hoạt động học tập, HS được hình thành và phát triển tư duy logic, khả năng phán đoán, phân tích và giải quyết vấn đề . Các hoạt động thảo luận nhóm và trình bày bài giúp các em phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp và thuyết trình.

- Nội dung trong bài học gắn kết kiến thức trong sách vở với thực tế, được tích hợp kiến thức của nhiều môn học nhằm kết nối tri thức với cuộc sống.

3. Phẩm chất: Các hoạt động luôn hướng đến việc khuyến khích các em có ý thức trách nhiệm với bản thân và tập thể. Bài học cũng giúp hướng dẫn và nâng cao kĩ năng sống cũng như sự tự tin cho các em.

Chủ đề 5: ỨNG DỤNG TIN HỌC (8 Tiết + 1KT)

21

21

Bài 10: Sơ đồ tư duy

1. Kiến thức: - Biết sắp xếp một cách logic và trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy các ý tưởng, khái niệm.

- Giải thích được lợi ích của sơ đồ tư duy, nêu được nhu cầu sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy trong học tập và trao đổi thông tin.

- Tạo sơ đồ tư duy đơn giản bằng phần mềm.

2. Năng lực: - Phát triển năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực ứng dụng CNTT và truyền thông trong học và tự học

Năng lực hợp tác trong môi trường số.

3. Phẩm chất: - HS có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm.

- Thông qua việc hiểu, giải thích được lợi ích của sơ đồ tư duy và nêu được nhu cầu sử dụng phần mềm, HS được rèn luyện tư duy phê phán.

22

22

Thực hành (Bài 10: Sơ đồ tư duy)

1. Kiến thức: - Biết sắp xếp một cách logic và trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy các ý tưởng, khái niệm.

- Giải thích được lợi ích của sơ đồ tư duy, nêu được nhu cầu sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy trong học tập và trao đổi thông tin.

- Tạo sơ đồ tư duy đơn giản bằng phần mềm.

2. Năng lực: - Phát triển năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực ứng dụng CNTT và truyền thông trong học và tự học

Năng lực hợp tác trong môi trường số.

3. Phẩm chất: - HS có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm.

- Thông qua việc hiểu, giải thích được lợi ích của sơ đồ tư duy và nêu được nhu cầu sử dụng phần mềm, HS được rèn luyện tư duy phê phán.

23

23

Bài 11: Định dạng văn bản

1. Kiến thức: - Nêu được cấc chức năng đặc trưng của những phần mềm soạn thảo văn bản.

- Trình bày được tác dụng của công cụ căn lề, định dạng văn bản.

- Thực hiện được việc định dạng văn bản, trình bày trang văn bản và in.

2. Năng lực: Phát triển năng lực ứng dụng CNTT và truyền thông trong học và tự học.

3. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, kiên trì và cẩn thận trong học và tự học.

24

24

Thực hành (Bài 11: Định dạng văn bản)

1. Kiến thức: - Nêu được cấc chức năng đặc trưng của những phần mềm soạn thảo văn bản.

- Trình bày được tác dụng của công cụ căn lề, định dạng văn bản.

- Thực hiện được việc định dạng văn bản, trình bày trang văn bản và in.

2. Năng lực: Phát triển năng lực ứng dụng CNTT và truyền thông trong học và tự học.

3. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, kiên trì và cẩn thận trong học và tự học.

- HS tôn trọng và tuyệt đối thực hiện các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành trong phòng máy.

25

25

Bài 12: Trình bày thông tin ở dạng bảng

1. Kiến thức: - Biết được ưu điểm của việc trình bày thông tin ở dạng bảng.

- Trình bày được thông tin ở dạng bảng bằng phần mềm soạn thảo văn bản.

2. Năng lực: - Phát triển năng lực tổ chức và trình bày thông tin.

- Phát triển năng lực ứng dụng CNTT và truyền thông trong học và tự học

3. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

26

26

Thực hành (Bài 12: Trình bày thông tin ở dạng bảng)

1. Kiến thức: - Biết được ưu điểm của việc trình bày thông tin ở dạng bảng.

- Trình bày được thông tin ở dạng bảng bằng phần mềm soạn thảo văn bản.

2. Năng lực: - Phát triển năng lực tổ chức và trình bày thông tin.

- Phát triển năng lực ứng dụng CNTT và truyền thông trong học và tự học

3. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

- HS tôn trọng và tuyệt đối thực hiện các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành trong phòng máy.

27

27

KIỂM TRA GIỮA HKII

1. Kiến thức: Nắm được toàn bộ kiến thức đã học

2. Năng lực: Sử dụng kiến thức giải quyết các bài tập đưa ra.

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng tinh thần chủ động tự học, kiên trì.

28

28

Bài 13: Thực hành: Tìm kiếm và thay thế

1. Kiến thức: - Trình bày được tác dụng của công cụ tìm kiếm, thay thế trong phần mềm soạn thảo văn bản.

- Sử dụng được công cụ tìm kiếm và thay thế của phần mềm.

2. Năng lực: Rèn luyện năng lực sử dụng CNTT để hoàn thiện sản phẩm số.

3. Phẩm chất: Rèn luyện ý thức trách nhiệm trong công việc.

- HS tôn trọng và tuyệt đối thực hiện các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành trong phòng máy.

29

29

Bài 14: Thực hành tổng hợp: Hoàn thành sổ lưu niệm

1. Kiến thức: - HS sử dụng được phần mềm soạn thảo văn bản để hoàn thành sản phẩm số.

- HS có khả năng làm việc nhóm, hợp tác trong việc tạo ra, trình bày và giới thiệu được sản phẩm số.

- Diễn tả được sơ lược khái niệm thuật toán, nêu được một vài ví dụ minh họa.

- Biết thuật toán được mô tả dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối

2. Năng lực: - Đây là bài học cuối cùng của chủ đề ứng dụng tin học, HS cần hoàn thành sản phẩm số là sổ lưu niệm trên cơ sở tập hợp tất cả các tệp nội dung của cuốn sổ đã tạo ra từ những bài học trước. Trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, HS được phát triển năng lực hợp tác trong môi trường số.

3. Phẩm chất: - HS có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm.

- HS tôn trọng và tuyệt đối thực hiện các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành trong phòng máy.

Chủ đề 6: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH (5 Tiết + 1 KT)

30,31

30,31

Bài 15: Thuật toán

1. Kiến thức: - Diễn tả được sơ lược khái niệm thuật toán, nêu được vài ví dụ minh họa.

- Biết thuật toán được mô tả dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối.

2. Năng lực: - Thông qua các hoạt động học tập, HS được hình thành và phát triển tư duy logic, từng bước nâng cao năng lực giải quyết vấn đề. Các hoạt động thảo luận nhóm và trình bày kết quả thảo luận nhóm rèn luyện cho HS năng lực hoạt động cộng tác, năng lực giao tiếp và thuyết trình.

- Nhiều hoạt động trong bài học được tích hợp kiến thức hội họa, công nghệ…nhằm kết nối kiến thức tin học với các lĩnh vực khác của cuộc sống.

3. Phẩm chất: - Có thái độ cởi mở, hợp tác khi thực hiện các bài tập nhóm.

- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm trong học tập.

32,33

32,33

Bài 16: Các cấu trúc điều khiển

1. Kiến thức: - Biết ba cấu trúc điều khiển thuật toán: tuần tự, rẽ nhánh và lặp.

- Mô tả được thuật toán đơn giản có cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối.

2. Năng lực: Bước đầu hình thành và phát triển tư duy cấu trúc, tư duy phân tích và điều khiển hệ thống.

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng tinh thần chủ động tự học, kiên trì.

34

34

KIỂM TRA HKII

1. Kiến thức: Nắm được toàn bộ kiến thức đã học.

2. Năng lực: Sử dụng kiến thức giải quyết các bài tập đưa ra.

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng tinh thần chủ động tự học, kiên trì.

35

35

Bài 17: Chương trình máy tính

1. Kiến thức: Biết được chương trình là mô tả một thuật toán để máy tính “hiểu” và thực hiện được.

2. Năng lực: - HS được hình thành và phát triển tư duy thuật toán, bước đầu có tư duy điều khiển hệ thống.

- Các hoạt động nhóm giúp HS rèn luyện kĩ năng cộng tác, kĩ năng giao tiếp và thuyết trình.

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng tinh thần chủ động tự học, kiên trì.

- Tôn trọng và tuyệt đối thực hiện các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành trong phòng máy.

2. Chuyên đề lựa chọn (đối với cấp trung học phổ thông)

STT

CHUYÊN ĐỀ

Số tiết

Yêu cầu cần đạt

(1)

(2)

(3)

1

2

3

4

5

(1) Tên bài học/chuyên đề được xây dựng từ nội dung/chủ đề/chuyên đề (được lấy nguyên hoặc thiết kế lại phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường) theo chương trình, sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục.

(2) Số tiết được sử dụng để thực hiện bài học/chủ đề/chuyên đề.

(3) Yêu cầu cần đạt theo chương trình môn học: Giáo viên chủ động các đơn vị bài học, chủ đề và xác định yêu cầu cần đạt. 3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ

3. Kiểm tra đánh giá định kì:

Bài kiểm tra đánh giá

Thời gian

Thời điểm (Tuần,TCT)

Yêu cầu cần đạt

Hình thức

(1)

(2)

(3)

(4)

Giữa Học kỳ 1

45’

Tuần 09, TCT 09

1. Kiến thức: kiến thức đã học

2. Năng lực: Sử dụng kiến thức, độc lập giải quyết tình huống.

3. Phẩm chất: Trách nhiệm, yêu nước thể hiện rèn luyện bản thân có kết quả tốt nhất có thể.

TN 100%

Cuối Học kỳ 1

45’

Tuần 16, TCT 16

1. Kiến thức: kiến thức của HKI

2. Năng lực: Sử dụng kiến thức, độc lập giải quyết tình huống.

3. Phẩm chất: Yêu nước, trung thực thể hiện qua tự lực làm bài, giữ gìn vẻ đẹp của người học sinh.nhất có thể.

TN 100%

Giữa Học kỳ 2

45’

Tuần 27, TCT 27

1. Kiến thức: Hệ thống kiến thức chương phân số và số thập phân.

2. Năng lực:

- Giải được các bài toán cơ bản liên quan đến Kiến thức phân số và số thập phân

- Vận dụng kiến thức đã học giải quyết được một số bài toán thực tiễn phân số và số thập phân.

3. Phẩm chất: Yêu nước, trung thực thể hiện qua tự lực làm bài, giữ gìn vẻ đẹp của người học sinh.

TN 100%

Cuối Học kỳ 2

45’

Tuần 34, TCT 34

1. Kiến thức: Hệ thống kiến thức đạt được trong học kì II.

2. Năng lực: Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết được các bài tập tổng hợp và các bài toán thực tế có liên quan đến kiến thức đã học.

3. Phẩm chất: Yêu nước, trung thực thể hiện qua tự lực làm bài, giữ gìn vẻ đẹp của người học sinh.

TN 100%

(1) Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá.

(2) Tuần thứ, tháng, năm thực hiện bài kiểm tra, đánh giá.

(3) Yêu cầu cần đạt đến thời điểm kiểm tra, đánh giá (theo phân phối chương trình).

(4) Hình thức bài kiểm tra, đánh giá: viết (trên giấy hoặc trên máy tính); bài thực hành; dự án học tập

+ Đối với tổ ghép môn học: khung phân phối chương trình cho các môn.

III. Các nội dung khác (nếu có)

TỔ TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

…., ngày 05 tháng 9 năm 20.

BAN GIÁM HIỆU

(Ký và ghi rõ họ tên)

Do nội dung mẫu phụ lục 1 Tin học 6, 7, 8, 9 KNTT rất dài, mời các bạn xem thêm trong file tải về.

Phụ lục 3 Tin học 6, 7, 8, 9 KNTT

Xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 640
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi