Hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên tiểu học 2024
Xây dựng kế hoạch bài dạy theo Công văn 2345 BGDĐT
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên tiểu học 2023 mới nhất được Bộ giáo dục đào tạo quy định cụ thể tại Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH về xây dựng kế hoạch giáo dục trường tiểu học.
Theo đó, Công văn này đã hướng dẫn các nội dung cụ thể về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch dạy học các môn học hoạt động giáo dục, kế hoạch bài dạy của giáo viên. Sau đây là nội dung chi tiết hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên tiểu học cùng với mẫu kế hoạch bài dạy theo Công văn 2345, mời các bạn cùng tham khảo.
Công văn 2345/BGDĐT-GDTH được Bộ giáo dục ban hành ngày 7/6/2021 về hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học. Theo đó việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường sẽ được thực hiện theo phụ lục số 1, hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy của giáo viên tiểu học được quy định cụ thể tại phụ lục 3.
1. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy tiểu học
1. Kế hoạch bài dạy'' do giáo viên thiết kế bao gồm các hoạt động của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học một tiết học/bài học/chủ đề (sau đây gọi chung là bài học) nhằm giúp học sinh đạt được yêu cầu cần đạt. Kế hoạch bài dạy được giáo viên thực hiện chủ động, linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện tổ chức dạy học, bảo đảm các yêu cầu cần đạt của chương trình đối với môn học, hoạt động giáo dục để đạt hiệu quả cao nhất, được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện tổ chức dạy học.
2. Giáo viên căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục; kế hoạch giáo dục của nhà trường; kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; sách giáo khoa, thiết bị dạy học để xây dựng kế hoạch bài dạy gồm: Yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy học cần chuẩn bị, hoạt động dạy học chủ yếu, điều chỉnh sau bài dạy, cụ thể như sau:
a) Yêu cầu cần đạt của bài học: Trên cơ sở yêu cầu cần đạt của mạch nội dung được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục, giáo viên chủ động sử dụng sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu để xác định yêu cầu cần đạt của bài học phù hợp với đối tượng học sinh, đặc điểm nhà trường, địa phương. Yêu cầu cần đạt của bài học cần xác định rõ: Học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.
b) Đồ dùng dạy học: Các đồ dùng cần chuẩn bị để tổ chức dạy học bài học.
c) Hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên chủ động tổ chức hoạt động dạy học | linh hoạt, sáng tạo, đa dạng theo tính chất bài học (bài kiến thức mới; thực hành, ôn tập), đặc điểm môn học, hoạt động giáo dục và phù hợp đối tượng học sinh.
- Hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động mở đầu (khởi động, kết nối); hình thành kiến thức mới (trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiến | thức mới); hoạt động luyện tập, thực hành và hoạt động vận dụng, ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề trong đời sống thực tế. Các hoạt động học tập (kể cả hoạt động tự nhận xét hay nhận xét sản phẩm học tập của bạn hay nhóm bạn) của học sinh, tuỳ theo mục đích, tính chất của mỗi hoạt động, được tổ chức làm việc cá nhân, theo nhóm hoặc cả lớp; đảm bảo mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập hay trải nghiệm thực tế.
- Hoạt động của giáo viên: tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự nhận xét hay nhận xét sản phẩm học tập của bạn hay nhóm bạn, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển; thực hiện nhận xét, đánh giá trong quá trình tổ chức dạy học để hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, đảm bảo sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
d) Điều chỉnh sau bài dạy: Giáo viên ghi những điểm cần rút kinh nghiệm sau khi thực hiện kế hoạch bài dạy để hoàn thiện phương án dạy học cho các bài học sau: Nội dung còn bất cập, còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện tổ chức dạy học; nội dung tâm đắc tổ chức dạy học hiệu quả để trao đổi thảo luận khi tham gia sinh hoạt chuyên môn.
3. Giáo viên thực hiện lưu trữ kế hoạch bài dạy theo hình thức phù hợp, khoa học và báo cáo tổ trưởng chuyên môn, hiệu trưởng nhà trường khi có yêu cầu; có thể sử dụng kế hoạch bài dạy xây dựng từ năm học trước để thực hiện bổ sung, điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, để tổ chức dạy học hiệu quả. Tổ trưởng chuyên môn quản lý kế hoạch bài dạy theo nguyên tắc giảm nhẹ áp lực hành chính; đảm bảo hình thức khoa học, thuận lợi, hiệu quả, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trên cơ sở đánh giá đúng thực chất và tốn trọng, động viên tinh thần đổi mới, sáng tạo của giáo viên.
4. Khi tổ chức hoạt động dạy học thực hiện Kế hoạch bài dạy), giáo viên cần chú ý một số nội dung sau:
a) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở việc nêu vấn đề, hướng dẫn cách thực hiện và yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú học tập của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
b) Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả; không “bỏ quên” học sinh nào.
c) Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả và thảo luận: hình thức trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lý những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.
d) Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến trao đổi, thảo luận của học sinh nhằm giúp học
sinh có hứng thú, niềm tin trong học tập, cải thiện được kết quả học tập, chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
5. Trong quá trình thực hiện, giáo viên tham khảo khung kế hoạch bài dạy trong phần B dưới đây để xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với tình hình thực tế, đặc trưng môn học, hoạt động giáo dục, thuận lợi trong quá trình thực hiện, đảm bảo khoa học, linh hoạt và hiệu quả.
2. Khung kế hoạch bài dạy
Môn học/hoạt động giáo dục................................................; lớp.....................................
Tên bài học: .........................................................................; số tiết:...............................
Thời gian thực hiện: ngày... tháng...năm...(hoặc từ ........... đến ..........)
1. Yêu cầu cần đạt: Nêu cụ thể học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.
2. Đồ dùng dạy học: Nêu các thiết bị, học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt yêu cầu cần đạt của bài dạy.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
- Hoạt động Mở đầu: khởi động, kết nối.
- Hoạt động Hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiến thức mới (đối với bài hình thành kiến thức mới).
- Hoạt động Luyện tập, thực hành.
- Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (nếu có).
4. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
3. Mẫu kế hoạch bài dạy theo Công văn 2345 lớp 3
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):
BÀI TẬP LÀM VĂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn.
- Từ câu chuyện, hiểu lời khuyên: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì cố làm cho được.
- Kể được lại câu chuyện Bài tập làm văn
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủi,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời nhân vật: “tôi” với lời mẹ.
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.
- Giáo dục HS tính trung thực và biết giữ lời hứa. Lời nói phải song hành với việc làm.
* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
- GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK, bảng phụ, phiếu học tập.
- HS: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (3 phút) - Kết nối bài học. - Giới thiệu bài - Ghi tên bài. | - HS hát bài: Bài ca đi học - Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK. |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. HĐ Luyện đọc (20 phút) *Mục tiêu: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. * Cách tiến hành: | |
a. GV đọc mẫu toàn bài: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng: + Giọng nhân vật “tôi”: Giọng tâm sự nhẹ nhàng, hồn nhiên. + Giọng mẹ: dịu dàng. b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó: - GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS. c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: - Giáo viên theo dõi, quan sát. - Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: + Nhưng / chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủn như thế này à? (giọng băn khoăn) + Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế? (giọng ngạc nhiên) - GV yêu cầu đặt câu với từ “Viết lia lịa” tìm từ trái nghĩa với từ “Ngắn ngủn”. d. Đọc đồng thanh: * Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động. | - HS lắng nghe. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (Liu - xi – a, Cô - li – a,...). - HS chia đoạn (4 đoạn như SGK). - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm. - Đọc phần chú giải (đọc cá nhân). - 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp. - Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp. - Lớp đọc đồng thanh đoạn 4. |
2. HĐ tìm hiểu bài (15 phút): a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài thông qua việc trả lời các câu hỏi: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì cố làm cho được. b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp | |
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 4 câu hỏi cuối bài. - GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. + Nhân vật “tôi” trong truyện này tên là gì? + Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào? + Vì sao Cô - li – a thấy khó viết bài tập làm văn? + Thấy các bạn viết nhiều, Cô - li – a làm cách gì để bài viết dài ra? + Vì sao mẹ bảo Cô - li – a đi giặt quần áo: + Lúc đầu Cô - li – a ngạc nhiên? + Vì sao sau đó, Cô - li – a vui vẻ làm theo lời mẹ? + Bài đọc giúp em điều gì? *GV chốt ND: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. | - 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài. - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút). - Cô - li – a. - Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ. - Vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc, dành thời gian cho Cô - li – a học. - Cô - li –a cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng bạn mới làm và kể ra những việc bạn chưa làm bao giờ làm... - Cô - li –a ngạc nhiên vì chưa bao giờ phải giặt quần áo… - Vì bạn nhớ ra đó là việc bạn đã nói trong bàic TLV. - Lời nói phải đi đôi với việc làm |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP THỰC HÀNH 1. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút) *Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp | |
- Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật. *Chú ý giọng đọc của nhân vật “tôi”. - GV nhận xét chung - Chuyển HĐ. | - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài. - Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai. + Phân vai trong nhóm. + Luyện đọc phân vai trong nhóm. - Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp. - Lớp nhận xét. |
2. HĐ kể chuyện (15 phút) * Mục tiêu: - Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. - Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện. * Cách tiến hành: | |
a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện b. Hướng dẫn HS kể chuyện: b1. Sắp xếp lại 4 bức tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện. - GV treo tranh và yêu cầu cả lớp quan sát 4 tranh minh họa trong SGK. - GV gọi HS phát biểu. + GV nhận xét chốt lại lời giải đúng là: 3 - 4 – 2 - 1. - Gọi 4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện. b2. Kể lại 1 đoạn của câu chuyện theo lời của em. - GV nhắc HS: BT chỉ yêu cầu em chọn kể 1 đoạn của câu chuyện và kể bằng lời của em. c. HS kể chuyện trong nhóm d. Thi kể chuyện trước lớp * Lưu ý: - M1, M2: Kể đúng nội dung. - M3, M4: Kể có ngữ điệu *GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: + Em có thích bạn nhỏ trong câu chuyện này không? Vì sao? + Em học được gì từ câu chuyện này? - GV tổng kết: Mặc dù chưa giúp được mẹ nhiều nhưng bạn nhỏ vẫn là một học sinh ngoan vì bạn muốn giúp mẹ và không muốn trở thành một người nói dối, bạn vui vẻ làm công việc mình đã kể trong bài tập làm văn. | - Lắng nghe. - Quan sát từng tranh. - Sắp xếp tranh và viết ra phiếu học tập. - HS phát biểu – lớp nhận xét: Trật tự đúng của tranh: 3, 4, 2, 1. - 4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện. - 1 HS đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu - HS chú ý nghe - Nhóm trưởng điều khiển: - Luyện kể cá nhân. - Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm. - Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp. - Lớp nhận xét. - HS trả lời theo ý đã hiểu. - HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài. - Nhiều học sinh trả lời. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TRẢI NGHIỆM | - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. - Thực hành giúp đỡ gia đình những việc làm vừa sức. - Luyện đọc trước bài: Ngày khai trường. |
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Mời các thầy cô xem thêm trọn bộ kế hoạch bài dạy lớp 3,4,5 theo Công văn 2345 tại Đây.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Lê Anh Dũng
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Phổ biến Pháp luật
Nguyên tắc bỏ phiếu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Quyền được phát triển của công dân là gì 2024?
Hướng dẫn tra cứu lịch cắt điện Hà Nội 2023 mới nhất
Chương trình bồi dưỡng kiến thức An ninh quốc phòng 2021
Thủ tục gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2022
10 nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động năm 2024