Phân biệt nước ngọt thật và giả

Mẹo phân biệt nước ngọt thật và giả

Mới đây, sự việc nhiều học sinh ở 1 trường THCS thuộc địa bàn thành phố Hà Nội bị ngộ độc thực phẩm sau khi uống nước ngọt được phát miễn phí ở cổng trường đã khiến nhiều phụ huynh hoang mang lo lắng. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc một số cách phân biệt nước ngọt thật và nước ngọt giả để tránh được những hệ lụy đáng tiếc về sức khỏe.

25 học sinh nghi ngộ độc sau uống nước ngọt phát miễn phí

Sáng 1/10, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã có báo cáo nhanh kết quả điều tra, giám sát sự cố an toàn thực phẩm tại huyện Thanh Oai. Theo đó, Trường THCS Bình Minh, thôn Sinh Quả, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai có tổng số 1.037 học sinh, nhà trường không tổ chức ăn bán trú. Khoảng 13h20' ngày 30/9, tại cổng trường có một nhóm người lạ phát miễn phí sản phẩm Trà mật ong Boncha vị ô long đào cho học sinh Trường THCS Bình Minh, trong đó có 263 học sinh đã uống sản phẩm này.

Đến 14h36' cùng ngày, học sinh đầu tiên có triệu chứng đau bụng, buồn nôn là em N.H.H (lớp 6A). Sau đó, nhà trường đưa em đến Trạm Y tế xã và chuyển đến Bệnh viện đa khoa Thanh Oai. Đến 22h cùng ngày, Bệnh viện đa khoa Thanh Oai tiếp nhận thêm 12 bệnh nhi có cùng triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đến từ Trường THCS Bình Minh. Tại đây, các em này được chẩn đoán, theo dõi ngộ độc thực phẩm. Tính đến 9h ngày 1-10, 13 học sinh (gồm: 1 học sinh khối 6; 7 học sinh khối 7; 5 học sinh khối 8) sức khỏe ổn định. Dự kiến, 17h chiều nay, các em được ra viện, không phát hiện ca mới.

Ngay khi tiếp nhận thông tin, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra, giám sát, xác minh nguyên nhân xảy ra sự việc.

Về kết quả điều tra thực phẩm liên quan, theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, các sản phẩm học sinh đã sử dụng là trà mật ong Boncha vị ô long đào, thể tích 450ml, trên nhãn sản phẩm có ghi thông tin cụ thể: Sản phẩm của Công ty cổ phần Uniben, số 32, VSIP II-A đường số 30, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II - A, phường Vĩnh Tân, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, có ngày sản xuất: 22-9-2024, hạn sử dụng: 22-9-2025, số tự công bố: 01/UNIBEN/2024 phù hợp theo QCVN 6-2:2010/BYT.

Ngoài sản phẩm trên còn có nước C2 hương ổi hồng chanh dây, thể tích 450ml, sản phẩm của Công ty TNHH URC Việt Nam, số 42 VSIP Đại lộ Tự Do, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, phường An Phú, thành phố Thận An, tỉnh Bình Dương; sản xuất tại: Công ty TNHH URC Việt Nam, nhà máy 1: Số 26 đường số 6, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, phường An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Nhà máy 2: Số 42 VSIP Đại lộ Tự Do, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, phường An Phú, thành phố Thận An, tỉnh Bình Dương.

Đối với sự việc trên, các cơ quan chức năng đang phối hợp để điều tra nguyên nhân chính gây ra ngộ độc ở các em học sinh. Ngành giáo dục khuyến cáo các trường trên địa bàn cũng như phụ huynh giáo dục con em không ăn quà vặt ngoài cổng trường và tuyệt đối không nhận thực phẩm từ người lạ.

Cách phân biệt nước ngọt thật giả

Rất khó để phân biệt nước ngọt thật và giả. Mẫu mã bên ngoài gần như giống nhau. Do công nghệ in tem giả đã đạt tới trình độ cao.

Các cơ sở sản xuất có thể thu mua chai nhựa nước ngọt để rót nước vào, đóng chai lại. Mẫu mã y hệt nước ngọt thật, chỉ có thể nhận biết bằng mùi vị.

Về mùi vị không phải ai cũng có thể nhận ra được. Nước ngọt thường được uống ướp lạnh hoặc uống với đá. Vì vậy đã át đi hương vị, mùi vị của nước ngọt.

Dưới đây là một số mẹo nhận biết nước ngọt giả các bạn có thể tham khảo.

Nhận biết Coca Cola giả và thật

- Về hình thức bên ngoài nhìn thoáng qua không thể phân biệt được Coca Cola thật và Coca Cola giả. Hai chai giống nhau về hình thức và cách in tem, nhãn dán.

- Điểm khác biệt rõ nét nhất giúp chúng ta phân biệt đó chính là logo Coca Cola trên nắp chai.

- Hàng giả: Chữ R khá nhỏ bên trong vòng tròn, ở cuối chữ Coca Cola, bị in dính vào vòng tròn, mờ nhòe và không sắc nét. Kích thước chữ R bằng với chữ R của chai thật.

Cách phân biệt nước ngọt thật giả

- Hàng thật: Chữ R tuy khá nhỏ bên trong vòng tròn, nhưng được in rõ ràng, sắc nét. Nét đuôi chữ R và cả chữ tách biệt khỏi vòng tròn rõ ràng, không bị nhòe, lem mực.

- Hàng giả: Mép dán nhãn gồ ghề keo, cảm nhận thấy rõ khi sờ tay vào. Do kỹ thuật sơ sài, nên mép dán lộ rõ. Thậm chí có chai còn dán lệch mép, lộ keo.

- Hàng thật: Mép dán nhãn phẳng phiu, không lệch, bạn có thể phải để ý rất kỹ mới thấy mép dán. Khi sờ vào mép dán cảm thấy nhẵn, không gồ ghề, không có keo thừa.

- Nước ngọt Coca Cola giả có mùi vị rất nhạt và lượng ga rất ít. Trái ngược với vị ngọt và nhiều ga của Coca Cola thật.

- Bạn có thể cảm nhận rõ sự khác biệt về mùi vị khi nếm sản phẩm ở nhiệt độ bình thường, không thêm đá hay làm lạnh.

Nhận biết Sting giả và thật

- Hàng giả: Gần cổ chai không có chữ in nổi hạn sử dụng. Bên trong nắp chai giả có hàng răng cưa nhỏ, mỏng và nhiều hơn. Thêm vào đó, màu sắc nắp chai giả nhạt hơn so với nắp chai thật, nhưng điểm này khá khó để nhận ra.

Nhận biết Sting giả và thật

- Hàng thật: Gần cổ chai có chữ in nổi hạn sử dụng trong suốt. Rãnh răng cưa bên trong nắp chai thật to, dài và dày hơn so với hàng giả. Màu sắc nắp chai cũng đậm và bóng hơn.

- Nước Sting giả thường có mùi vị ngọt gắt, làm cổ họng khó chịu khi uống. Nước Sting thật có vị ngọt dịu, không gắt.

- Tương tự như Coca Cola, để nhận biết mùi vị rõ ràng nhất, bạn nên uống khi chai nước ở nhiệt độ thường.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tuyển sinh - Tra cứu điểm thi của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
25 40.847
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm