Đề xuất mới về phân hạng chức danh giáo viên
Đề xuất mới về phân hạng chức danh giáo viên phổ thông, mầm non
Mới đây Bộ giáo dục đào tạo đã có Công văn 3700/BGDĐT-NGCBQLGD về việc đề nghị thẩm định dự án Luật Nhà giáo của Bộ Giáo dục và đào tạo. Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Nhà giáo (lần 3) là chức danh nhà giáo mầm non, phổ thông dự kiến sẽ được phân loại khác chứ không còn chia theo hạng I, II, III.
Theo đó, tại Điều 14 Dự thảo Luật Nhà giáo (lần 3) chức danh nhà giáo được quy định như sau:
Điều 14. Chức danh nhà giáo
1. Chức danh nhà giáo bao gồm: Giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, giáo viên dự bị đại học, giáo viên giáo dục thường xuyên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp, giảng viên cao đẳng sư phạm, giảng viên giáo dục nghề nghiệp, giảng viên đại học.
2. Mỗi chức danh nhà giáo được phân hạng như sau:
a) Giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp;
b) Trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp (bao gồm cả giáo sư, phó giáo sư).
3. Chức danh nhà giáo là căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc; thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quản lý và thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, tôn vinh đối với nhà giáo.
4. Việc bổ nhiệm, xét chuyển chức danh nhà giáo thực hiện như sau:
a) Nhà giáo được bổ nhiệm vào chức danh giáo viên, giảng viên hoặc trợ giảng sau khi được tuyển dụng theo quy định;
b) Nhà giáo được bổ nhiệm hạng chức danh cao hơn liền kề khi được đánh giá đạt tiêu chuẩn của hạng chức danh cao hơn liền kề hạng chức danh đang giữ;
c) Người có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục và có nhiều thành tích trong hoạt động nghề nghiệp được cơ sở giáo dục xem xét đặc cách bổ nhiệm hạng chức danh cao hơn;
d) Nhà giáo của cơ sở giáo dục đại học được xét công nhận đạt tiêu chuẩn và được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo quy định của Luật Giáo dục thì được bổ nhiệm đặc cách chức danh giảng viên cao cấp;
đ) Trường hợp nhà giáo khi chuyển cơ sở giáo dục mà chức danh nhà giáo đang giữ không phù hợp với vị trí việc làm ở cơ sở giáo dục mới thì được xét chuyển chức danh.
5. Chính phủ quy định chi tiết các nội dung liên quan đến chức danh và bổ nhiệm chức danh nhà giáo.
Theo quy định hiện hành thì giáo viên đang được chia thành các chức danh nghề nghiệp hạng 1, hạng 2, hạng 3 đối với giáo viên là viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Nếu Dự thảo Luật Nhà giáo (Lần 3) được thông qua thì nhà giáo không còn hạng 1, hạng 2, hạng 3 mà chia mỗi chức danh giáo viên được phân hạng như sau: Giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp.
Chức danh giáo viên gồm:
- Giáo viên mầm non;
- Giáo viên tiểu học;
- Giáo viên trung học cơ sở;
- Giáo viên trung học phổ thông;
- Giáo viên dự bị đại học;
- Giáo viên giáo dục thường xuyên;
- Giáo viên giáo dục nghề nghiệp.
Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hiện tại bao gồm gì?
Theo Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hiện tại bao gồm:
(1) Giáo viên tiểu học hạng 3 - Mã số V.07.03.29.
(2) Giáo viên tiểu học hạng 2 - Mã số V.07.03.28.
(3) Giáo viên tiểu học hạng 1 - Mã số V.07.03.27.
Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hiện tại bao gồm gì?
Theo Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hiện tại bao gồm:
(1) Giáo viên trung học cơ sở hạng 3 - Mã số V.07.04.32.
(2) Giáo viên trung học cơ sở hạng 2 - Mã số V.07.04.31.
(3) Giáo viên trung học cơ sở hạng 1 - Mã số V.07.04.30.
Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hiện tại bao gồm gì?
Theo Điều 2 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hiện tại bao gồm:
Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông bao gồm:
(1) Giáo viên trung học phổ thông hạng 3 - Mã số V.07.05.15.
(2) Giáo viên trung học phổ thông hạng 2 - Mã số V.07.05.14.
(3) Giáo viên trung học phổ thông hạng 1 - Mã số V.07.05.13.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tuấn Anh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Phổ biến Pháp luật
Đóng đủ 20 năm BHXH, nên nghỉ chờ hưu hay đóng tiếp?
Tẩy nốt ruồi, xóa sẹo có phải làm lại CMND, CCCD
Học phí các trường THPT trên địa bàn TP HCM 2023
Quy định mới về biển số xe theo mã định danh từ năm 2025
Các hành vi bị cấm đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 2024
Số điện thoại taxi Hà Nội năm 2024