Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học cơ sở 2024
Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu THCS mới nhất
Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS được Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kèm Thông tư 38/2021/TT-BGDĐT.
Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, bao gồm: Môn Ngữ văn; môn Toán; môn Ngoại ngữ; môn Giáo dục công dân; môn Lịch sử và Địa lí; môn Khoa học tự nhiên; môn Công nghệ; môn Tin học; môn Giáo dục thể chất; môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và Thiết bị dùng chung.
Căn cứ vào Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư này, các Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc mua sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị phục vụ dạy học tại các trường Trung học cơ sở.
Sửa đổi danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS từ ngày 12/02/2024
Ngày 28/12/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu kèm theo Thông tư 38/2021/TT-BGDĐT về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS.
Theo đó, từ ngày 12/02/2024, các danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS theo Thông tư 38/2021/TT-BGDĐT sẽ được Thông tư 26/2023/TT-BGDĐT sửa đổi như sau:
- Sửa đổi, bổ sung quy định tại số thứ tự 3 phần A Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở - Môn Toán (Phụ lục III kèm theo Thông tư 26/2023/TT-BGDĐT).
- Sửa đổi, bổ sung quy định tại số thứ tự 1 phần C Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở - Môn Giáo dục công dân (Phụ lục IV kèm theo Thông tư 26/2023/TT-BGDĐT).
- Sửa đổi, bổ sung quy định tại số thứ tự 4, 20, 37, 40 mục I; số thứ tự 3, 15, 19, 26, 32, 33 mục III và số thứ tự 1 mục V Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở - Môn Khoa học tự nhiên (Phụ lục V kèm theo Thông tư 26/2023/TT-BGDĐT).
- Sửa đổi, bổ sung quy định tại số thứ tự 1 mục I phần A; số thứ tự 1, 4 mục II phần A; số thứ tự 2.3 mục II phần B; số thứ tự 1.2, 4.1 mục I phần C và số thứ tự 4.1 mục II phần C Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở - Môn Công nghệ (Phụ lục VI kèm theo Thông tư 26/2023/TT-BGDĐT).
- Sửa đổi, bổ sung quy định tại số thứ tự 5.2 mục III Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở - Môn Giáo dục thể chất (Phụ lục VII kèm theo Thông tư 26/2023/TT-BGDĐT).
- Sửa đổi, bổ sung quy định tại số thứ tự 3, 10 mục I Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở - Môn Nghệ thuật (Mĩ thuật) (Phụ lục VIII kèm theo Thông tư 26/2023/TT-BGDĐT).
- Sửa đổi, bổ sung quy định số thứ tự 8.2 Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở - Thiết bị dùng chung (Phụ lục IX kèm theo Thông tư 26/2023/TT-BGDĐT).
Để xem nội dung chi tiết các phụ lục mời các bạn tham khảo thêm trong Thông tư 26/2023/TT-BGDĐT.
Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu theo TT 38
1. Danh mục Thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS - Môn Ngữ văn
DANH MỤC
THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - MÔN NGỮ VĂN
(Kèm theo Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
TT | Chủ đề dạy học | Tên thiết bị | Mục đích sử dụng | Mô tả chi tiết thiết bị | Đối tượng sử dụng | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú | |
GV | HS | ||||||||
I | TRANH ẢNH | ||||||||
Chủ đề 1. Đọc | |||||||||
1 | Dạy đọc hiểu văn bản văn học | a. Bộ tranh minh họa hình ảnh một số truyện tiêu biểu | Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy học đọc hiểu các thể loại truyện | Bộ tranh minh họa hình ảnh một số truyện tiêu biểu gồm: truyện hiện đại, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện đồng thoại. Bộ tranh gồm 02 tờ: - 01 tranh minh họa về một số nhân vật nổi tiếng trong các truyện truyền thuyết và cổ tích (Thánh Gióng; Thạch Sanh); - 01 tranh minh họa một số nhân vật truyện đồng thoại như: Dế Mèn, Bọ Ngựa, Rùa Đá; hoặc tranh minh họa cho các truyện hiện đại như: Bức tranh em gái tôi, Điều không tính trước. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 6 | |
b. Bộ tranh mô hình hóa các thành tố của các loại văn bản | Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy học đọc hiểu. | Bộ tranh mô hình hóa các thành tố của văn bản truyện: mô hình cốt truyện và các thành tố của truyện đề tài, chủ đề, chi tiết, nhân vật); mô hình đặc điểm nhân vật (hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ); mô hình lời người kể chuyện (kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ ba) và lời nhân vật Bộ tranh gồm 03 tờ: - 01 tranh vẽ các thành phần của một cốt truyện thông thường; - 01 tranh vẽ mô hình đặc điểm nhân vật (hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ); - 01 tranh minh họa ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ 3; lời nhân vật và lời người kể chuyện. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 6 | |||
2 | Dạy các tác phẩm thơ, thơ lục bát, thơ có yếu tố tự sự và miêu tả | Bộ tranh mô hình hóa các thành tố của các loại văn bản thơ | Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy học đọc hiểu thể loại thơ. | Bộ tranh dạy các tác phẩm thơ, thơ lục bát, thơ có yếu tố tự sự và miêu tả (số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát). Bộ tranh gồm 02 tờ: - 01 tranh mô hình hóa các yếu tố tạo nên bài thơ nói chung: số tiếng, vần, nhịp, khổ, dòng thơ; - 01 tranh minh họa cho mô bình bài thơ lục bát và bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả (có thể tích hợp tranh đấu luôn cho 1 trong 2 loại bài thơ này). | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 6 | |
3 | Dạy các tác phẩm Hồi kí hoặc Du kí | Bộ tranh bìa sách một số cuốn Hồi kí và Du kí nổi tiếng | Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy học đọc hiểu thể loại kí. | Bộ tranh bìa sách một số cuốn Hồi kí và Du kí nổi tiếng. Bộ tranh gồm 02 tờ: - 01 tranh minh họa bìa sách một số cuốn Hồi kí và Du kí nổi tiếng và tiêu biểu; - 01 tranh minh họa cho các hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của tác phẩm kí. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 6 | |
4 | Dạy các văn bản nghị luận | Tranh mô hình hóa các yếu tố hình thức của văn bản nghị luận: mở bài, thân bài, kết bài; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng | Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy học đọc hiểu thể loại nghị luận. | Tranh mô hình hóa các yếu tố hình thức của văn bản nghị luận: mở bài, thân bài, kết bài; Bảng nêu ý kiến, lí lẽ, bằng chứng (kiểm chúng được và không kiểm chứng được) và mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. Bộ tranh gồm 02 tờ: - 01 tranh minh họa bố cục bài văn nghị luận (mở bài, thân bài, kết bài, các ý lớn); - 01 tranh minh họa cho ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của các yếu tố đó. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 6 | |
5 | Dạy các văn bản thông tin. | Tranh mô hình hóa các yếu tố hình thức của văn bản thông tin | Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy học đọc hiểu loại văn bản thông tin. | Tranh một số dạng/loại văn bản thông tin thông dụng. Tranh mô hình hóa các yếu tố hình thức của văn bản thông tin. Bộ tranh gồm 02 tờ: - 01 tranh minh họa một số dạng/loại văn bản thông tin thông dụng; - 01 tranh minh họa các yếu tố hình thức của văn bản thông tin như: nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng trong văn bản. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 6 | |
Chủ đề 2: Viết | |||||||||
6 | Dạy quy trình, cách viết chung | Tranh minh họa: Mô hình hóa quy trình viết 1 văn bản và Sơ đồ tóm tắt nội dung chính của một số văn bản đơn giản | Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy viết. | 01 tranh minh họa về: - Mô hình hóa quy trình viết 1 văn bản: chuẩn bị trước khi viết; tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm; - Sơ đồ tóm tắt nội dung chính của một số văn bản đơn giản dưới dạng sơ đồ tư duy. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 6 | |
7 | Dạy về quy trình, cách viết theo kiểu văn bản | Sơ đồ mô hình một số kiểu văn bản có trong chương trình | Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy viết | Bộ tranh minh họa về Sơ đồ mô hình một số kiểu văn bản tiêu biểu có trong chương trình gồm: văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm, văn bản nghị luận, văn bản thuyết minh; Biên bản cuộc họp. Bộ tranh gồm 5 tờ: - 01 tranh minh họa mô hình bố cục bài văn tự sự kể lại một trải nghiệm hoặc kể lại một truyện truyền thuyết, cổ tích; - 01 tranh minh họa mô hình bố cục bài văn miêu tả một cảnh sinh hoạt; - 01 tranh minh họa mô hình bố cục bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng; - 01 tranh minh họa mô hình bố cục bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện; - 01 tranh minh họa mô hình bố cục một biên bản cuộc họp. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 6 | |
II | VIDEO/CLIP/PHIM | ||||||||
1 | Bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên | Giúp giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học (giáo án) điện tử phù hợp với Chương trình Ngữ văn ở mỗi lớp. | Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo Chương trình môn Ngữ văn mới (CTGDPT 2018), có hệ thống học liệu điện tử (hình ảnh, bản đồ, sơ đồ, lược đồ, âm thanh, video, các câu hỏi, đề kiểm tra) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận lợi cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên PC trong môi trường không kết nối internet . Phải đảm bảo tối thiểu các chức năng: - Chức năng hỗ trợ soạn giáo án điện tử; - Chức năng hướng dẫn chuẩn bị bài giảng điện tử; - Chức năng hướng dẫn và chuẩn bị và sử dụng học liệu điện tử (hình ảnh, bản đồ, sơ đồ, lược đồ, âm thanh, hình ảnh); - Chức năng hướng dẫn và chuẩn bị các bài tập; - Chức năng hỗ trợ chuẩn bị công tác đánh giá. | x | x | 01/GV | Dùng chung cho các lớp 6, 7, 8, 9 | ||
2 | Tác phẩm Nam quốc sơn hà (Thời Lý) | Video/clip/ phim tư liệu về tác phẩm Nam quốc sơn hà | Minh họa và phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về tác phẩm Nam quốc sơn hà. | Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu tác phẩm Nam quốc sơn hà, gồm: - Giới thiệu triều đại nhà Lý, đặc biệt là công cuộc chống quân Tống, bảo vệ chủ quyền đất nước; - Hình ảnh trang sách có in bài thơ Nam quốc sơn hà (nguyên tác và bản dịch) có kèm giọng đọc bài thơ (cả phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ) kèm lời bình luận về tác phẩm; - Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học về ý nghĩa và giá trị của bài thơ trong lịch sử Việt Nam. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 8, 9 | |
3 | Tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn | Video/clip/ phim tư liệu về tác phẩm Hịch tướng sĩ | Minh họa và phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về tác phẩm Hịch tướng sĩ. | Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu tác phẩm Hịch tướng sĩ, bao gồm: - Giới thiệu về triều đại nhà Trần và 3 lần chống giặc Nguyên Mông; - Giới thiệu về tác giả Trần Quốc Tuấn (danh tướng kiệt xuất của dân tộc, chỉ huy quân đội đánh tan 2 cuộc xâm lược của quân Nguyên - Mông); - Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nói về tác phẩm Hịch tướng sĩ (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật); - Giọng đọc diễn cảm một số trích đoạn tiêu biểu trong bài Hịch tướng sĩ và lời bình luận tác phẩm. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 8, 9 | |
4 | Tác phẩm - Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. - Thơ Nguyễn Trãi | Video/clip/ phim tư liệu về các tác phẩm Bình Ngô đại cáo và thơ Nôm của Nguyễn Trãi | Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy đọc hiểu các tác phẩm Bình Ngô đại cáo và thơ Nôm của Nguyễn Trãi. | Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu tác phẩm Bình Ngô đại cáo, bao gồm: - Giới thiệu về vai trò của Nguyễn Trãi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi (nhà chính trị, nhà thơ, nhà văn lớn nhất ở triều đại nhà Lê); - Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về và tác phẩm Bình Ngô đại cáo (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật); - Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học về thơ Nguyễn Trãi; - Giọng đọc diễn cảm một số trích đoạn tiêu biểu trong bài Bình Ngô đại cáo; giọng đọc/lời bình luận một số bài thơ Nôm tiêu biểu. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 8, 9 | |
5 | Truyện dân gian | Video/clip/ phim tư liệu về Văn học dân gian Việt Nam | Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu Văn học dân gian Việt Nam. | Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu các thể loại truyện dân gian: - Lời thuyết minh hoặc ý kiến phân tích của các nhà nghiên cứu văn học dân gian về một số yếu tố của truyện truyền thuyết, cổ tích, như: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật (có xen hình ảnh Minh họa từ các truyện tranh hoặc các trích đoạn phim hoạt hình được chuyển thể từ: + Truyện truyền thuyết; + Truyện cổ tích; + Truyện ngụ ngôn; + Truyện cười; - Một số ý kiến đánh giá chung của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học về kho tàng truyện dân gian Việt Nam. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 6, 7, 8 | |
6 | Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du | Video/clip/ phim tư liệu về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du | Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy đọc hiểu tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. | Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu tác phẩm Truyện Kiều, bao gồm: - Giới thiệu về bối cảnh xã hội ở triều đại cuối nhà Hậu Lê - đầu nhà Tây Sơn (hoặc triều đại Gia Long); - Giới thiệu khái quát cuộc đời, sự nghiệp, tài năng của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du; - Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 8, 9 | |
7 | Tác giả Hồ Xuân Hương | Video/clip/ phim tư liệu về thơ Nôm của Hồ Xuân Hương | Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ Nôm của Hồ Xuân Hương | Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: - Tư liệu về bối cảnh thời đại (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX kết hợp phụ đề hoặc giọng đọc/bình luận một số bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương phản ánh thời cuộc và thân phận người phụ nữ; - Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 8, 9 | |
8 | Tác giả Nguyễn Đình Chiểu | Video/clip/ phim tư liệu về thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu | Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu | Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu: - Tư liệu về bối cảnh thời đại xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX; - Tư liệu về quê hương Nguyễn Đình Chiểu, về thân thế và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu, kết hợp phụ đề hoặc giọng đọc/bình luận một số bài thơ phản ánh thời cuộc, cốt cách Nguyễn Đình Chiểu ở mỗi chặng đường đời; - Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 8, 9 | |
9 | Tác giả Nguyễn Khuyến | Video/clip/ phim tư liệu về thơ Nôm của Nguyễn Khuyến | Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ Nôm của Nguyễn Khuyến | Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu thơ Nôm của Nguyễn Khuyến: - Tư liệu về bối cảnh thời đại xã Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX; - Tư liệu về quê hương Hà Nam của Nguyễn Khuyến, về thân thế và sự nghiệp Nguyễn Khuyến, kết hợp phụ đề hoặc giọng đọc/bình luận một số bài thơ Nôm phản ánh cảnh vật làng quê Bắc bộ, cảnh nước mất nhà tan, cốt cách, tâm sự của Nguyễn Khuyến; - Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật thơ Nôm của Nguyễn Khuyến. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 8, 9 | |
10 | Tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh | Video/clip/ phim tư liệu về thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh | Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh | Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: - Tư liệu về thời đại, cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; - Tư liệu về sự nghiệp sáng tác thơ văn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh; - Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (quan điểm sáng tác, thể loại, tư tưởng và nghệ thuật), kết hợp phụ đề hoặc giọng đọc/bình luận một số bài thơ, đoạn văn trong các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 6, 7, 8, 9 | |
11 | Tác giả Nam Cao | Video/clip/ phim tư liệu tìm hiểu truyện ngắn của Nam Cao | Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu truyện ngắn của Nam Cao | Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu truyện ngắn Nam Cao: - Tư liệu về bối cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám và dòng văn học hiện thực giai đoạn 1930-1945; - Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về nhà văn Nam Cao (một trong những cây bút hiện thực xuất sắc nhất của văn học hiện thực trước Cách mạng), ý kiến bình luận về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Nam Cao; - Tư liệu/trích đoạn một số bộ phim chuyển thể từ truyện ngắn Nam Cao. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 8, 9 | |
12 | Tác giả Xuân Diệu | Video/clip/ phim tư liệu về thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám | Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám | Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu thơ Xuân Diệu: - Tư liệu về bối cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám và phong trào Thơ mới; - Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám; kết hợp phụ đề hoặc giọng đọc/ bình luận một số câu thơ/bài thơ đặc trưng cho phong cách thơ Xuân Diệu. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 8, 9 | |
13 | Tác giả Tố Hữu | Video/clip/ phim tư liệu về thơ của Tố Hữu trước và sau Cách mạng tháng Tám | Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ của Tố Hữu trước và sau Cách mạng tháng Tám. | Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu thơ Tố Hữu: - Tư liệu về bối cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám và thơ văn Cách mạng; - Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về thơ Tố Hữu; kết hợp phụ đề hoặc giọng đọc/bình luận một số câu thơ/bài thơ đặc trưng cho phong cách thơ Tố Hữu. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 6, 7, 8, 9 | |
14 | Tác giả Nguyễn Tuân | Video/clip/ phim tư liệu về tác giả Nguyễn Tuan | Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về tác giả Nguyễn Tuân. | Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu tác phẩm (kí) của Nguyễn Tuân: - Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về một số nét đặc sắc trong tác phẩm kí của nhà văn Nguyễn Tuân; kết hợp phụ đề hoặc giọng đọc một số trích đoạn kí; - Tư liệu những hình ảnh về địa danh, sự vật xuất hiện trong kí của Nguyễn Tuân kèm lời thuyết minh | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 6, 7 | |
15 | Tác giả Nguyễn Huy Tưởng | Video/clip/ phim tư liệu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng | Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng. | Những đoạn phim tư liệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác và những vấn đề được nêu ra trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 8, 9 |
Ghi chú:
- Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;
- Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng; Tranh ảnh có kích thước (540x790) mm, dung sai 10mm, in trên giấy couché, định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ. Các tranh dành cho GV có thể thay thế bằng tranh điện tử hoặc phần mềm;
- Mỗi Video/Clip/Phim (tài liệu/tư liệu/mô phỏng) có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280x720) hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;
- Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “GV”, “HS”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho HS thực hành;
- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;
- Các từ viết tắt trong danh mục:
+ GV: Giáo viên;
+ HS: Học sinh;
+ CTGDPT 2018: Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
2. Danh mục Thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS - Môn Toán
DANH MỤC
THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - MÔN TOÁN
(Kèm theo Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục về Đào tạo)
STT | Chủ đề dạy học | Tên thiết bị | Mục đích sử dụng | Mô tả chi tiết thiết bị | Đối tượng sử dụng | Đơn vị | Số Iượng | Ghi chú | |
GV | HS | ||||||||
A | THIẾT BỊ DÙNG CHUNG | ||||||||
1 | Hình học | Bộ thiết bị để vẽ trên bảng trong dạy học toán | Giáo viên sử dụng để vẽ bảng trong dạy học Toán. | Bộ thiết bị để vẽ trên bảng gồm: - 01 chiếc thước thẳng dài tối thiểu 500mm, độ chia nhỏ nhất là 01mm; - 01 chiếc compa dài 400mm với đầu được thiết kế thuận lợi khi vẽ trên bảng bằng phấn, bút dạ, một đầu thuận lợi cho việc cố định trên mặt bảng; - 01 thước đo góc đường kính 300mm, có hai đường chia độ, khuyết ở giữa; - 01 chiếc ê ke vuông, kích thước (400x400)mm. Tất cả các thiết bị trên được làm bằng nhựa/gỗ hoặc vật liệu khác có độ cứng tương đương, không cong vênh, màu sắc tươi sáng, an toàn với người sử dụng. | x | Bộ | 01/GV | ||
2 | Hình học | Bộ thước thực hành đo khoảng cách, đo chiều cao ngoài trời | Giúp học sinh thực hành đo khoảng cách, đo chiều cao ngoài trời. | Bộ thiết bị gồm: - 01 thước cuộn, có độ dài tối thiểu 10m; - Chân cọc tiêu, gồm: + 01 ống trụ bằng nhựa màu đen có đường kính 20mm, độ dày của vật liệu là 04mm; + 03 chân bằng thép CT3 đường kính 07mm, cao 250mm. Sơn tĩnh điện. - 01 cọc tiêu: Ống vuông kích thước (12x12)mm, độ dày của vật liệu là 0,8mm, dài 1200mm, được sơn liên tiếp màu trắng, đỏ (chiều dài của vạch sơn là 100mm), hai đầu có bịt nhựa; - 01 quả dọi bằng đồng đường kính 14mm, dài 20mm; - 01 cuộn dây đo có đường kính 2mm, chiều dài tối thiểu 25m. Được quấn xung quanh ống trụ đường kính 80mm, dài 50mm (2 đầu ống có gờ để không tuột dây); - Chân chữ H bằng thép có đường kính 19mm, độ dày của vật liệu là 0,9mm, gồm: + 02 thanh dài 800mm sơn tĩnh điện màu đen; + 01 thanh 600mm sơn tĩnh điện màu đen; + 02 thanh dài 250mm sơn tĩnh điện màu đen; + 04 khớp nối chữ T bằng nhựa; + 02 cái cút nối thẳng bằng nhựa; + 04 đầu bịt bằng nhựa; - Eke đặc bằng nhôm, có kích thước (12x12x750)mm, độ dày của vật liệu là 0,8mm. Liên kết góc vuông bằng hai má nhựa; 2 thanh giằng bằng thép có kích thước (12x2)mm (trong đó 1 thanh dài 330mm, một thanh dài 430mm); - Giác kế: mặt giác kế có đường kính 140mm, độ dày của vật liệu là 2mm. Trên mặt giác kế được chia độ và đánh số (khắc chìm), có gá hình chữ nhật L kích thước (30x10x2)mm. Tất cả được gắn trên chân đế có thể điều chỉnh được thăng bằng và điều chỉnh độ cao từ 400mm đến 1200mm; - Ống nối bằng nhựa màu ghi sáng đường kính 22mm, dài 38mm trong có ren M16; - Ống ngắm bằng ống nhựa đường kính 27mm, dài 140mm, hai đầu có gắn thủy tinh hữu cơ độ dày 1,3mm, có vạch chữ thập bôi đen ¼. | x | x | Bộ | 04/GV | |
3 | Thống kê và Xác suất | Bộ thiết bị dạy Thống kê và Xác suất | Giúp học sinh khám phá, hình thành, thực hành, luyện tập về khả năng xảy ra của một sự kiện (hay hiện tượng). | Bộ thiết bị dạy học về Thống kê và Xác suất gồm: - 01 quân xúc xắc có độ dài cạnh là 20mm; có 6 mặt, số chấm xuất hiện ở mỗi mặt là một trong các số 1; 2; 3; 4; 5; 6 (mặt 1 chấm; mặt 2 chấm;...; mặt 6 chấm). - 01 hộp nhựa trong để tung quân xúc xắc (Kích thước phù hợp với quân xúc xắc). | x | x | bộ | 08/GV | |
- 02 đồng xu gồm một đồng xu to có đường kính 25mm và một đồng xu nhỏ có đường kính 20mm; dày 1mm; làm bằng hợp kim (nhôm, đồng). Trên mỗi đồng xu, một mặt khắc nổi chữ N, mặt kia khắc nổi chữ S. | x | x | Bộ | 08/GV | |||||
- 01 hộp bóng có 3 quả, trong đó có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ và 1 quả bóng vàng, các quả bóng có kích thước và trọng lượng như nhau với đường kính 35mm (giống quả bóng bàn). | x | x | Hộp | 08/GV | |||||
B | THIẾT BỊ THEO CÁC CHỦ ĐỀ | ||||||||
I | MÔ HÌNH | ||||||||
1 | HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG | ||||||||
1.1 | Hình học phẳng | Bộ thiết bị dạy hình học phẳng | Giúp học sinh khám phá, thực hành, nhận dạng, luyện tập hình phẳng. | Bộ thiết bị dạy hình học phẳng gồm: - Mô hình tam giác có kích thước cạnh lớn nhất là 100mm; - Mô hình hình tròn có đường kính là 100mm, có gắn thước đo độ; - 04 chiếc que có kích thước bằng nhau và bằng (2x5x100)mm, ghim lại ở một đầu (để mô tả các loại góc nhọn, vuông, tù, góc kề bù, tia phân giác của một góc, góc đối đỉnh) (gắn được trên bảng từ). Tất cả các thiết bị trên được làm bằng nhựa, màu sắc tươi sáng, không cong vênh, an toàn với người sử dụng. | x | x | Bộ | 08/GV | Dùng cho lớp 6, 7 |
1.2 | Hình học trực quan | Bộ thiết bị dạy học hình học trực quan (các hình khối trong thực tiễn) | Giúp HS thực hành nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác. | - 01 hình hộp chữ nhật có kích thước (120x150x210)mm, các mặt đều là những tấm nhựa trong và có thể mở ra thành hình khai triển của hình hộp chữ nhật (gắn được trên bảng từ). - 01 hình lập phương có kích thước (200x200x200)mm, các mặt đều là những tấm nhựa trong và có thể mở ra thành hình khai triển của hình lập phương (gắn được trên bảng từ). - 01 hình lăng trụ đứng tam giác có kích thước đáy (120x150x180)mm, chiều cao 210mm, các mặt đều là những tấm nhựa trong và có thể mở ra thành hình khai triển của hình lăng trụ đứng tam giác (gắn được trên bảng từ). - 01 hình hộp chữ nhật biểu diễn cách tính thể tích, kích thước trong hộp (200x160x100)mm, trong suốt. Bên trong chứa 1 tấm đáy (200x160x10)mm và 1 cột (10x10x90)mm, sơn ô vuông (10x10)mm bằng hai màu trắng, đỏ. | x | x | Bộ | 08/GV | Dùng cho lớp 7 |
Giúp HS thực hành nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều. | - 01 hình chóp tam giác đều có kích thước cạnh đáy 200 mm, cạnh bên 150 mm, các mặt đều là những tấm nhựa trong và có thể mở ra thành hình khai triển theo đáy của hình chóp tam giác đều (gắn được trên bảng từ). - 01 hình chóp tứ giác đều có kích thước cạnh đáy 200 mm, cạnh bên 150 mm, các mặt đều là những tấm nhựa trong và có thể mở ra thành hình khai triển theo đáy của hình chóp tứ giác đều (gắn được trên bảng từ). | x | x | Bộ | 08/GV | Dùng cho lớp 8 | |||
Giúp HS thực hành nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm hình trụ, hình nón, hình cầu | - 01 hình trụ đường kính đáy 100mm, cao 150mm, độ dày của vật liệu là 2mm. - 01 hình nón đường kính đáy 100mm, cao 150mm, độ dày của vật liệu là 2mm. - 01 hình cầu đường kính ngoài 100mm. - 01 hình trụ đường kính trong 100mm, cao 110mm. - 01 phễu có đường kính miệng phễu 60mm. - 01 mô hình động dạng khối tròn xoay gồm động cơ nhỏ có trục thẳng đứng, quay tròn được và dễ gắn các mảnh hình: hình tròn, hình tam giác cân, hình chữ nhật bằng nhựa màu. Tất cả các thiết bị trên được làm bằng nhựa, màu sắc tươi sáng, không cong vênh, an toàn với người sử dụng. | x | x | Bộ | 08/GV | Dùng cho lớp 9 | |||
II | PHẦN MỀM (Phải sử dụng phần mềm không vi phạm bản quyền) | ||||||||
1 | Hình học và đo lường | Phần mềm toán học | Phần mềm toán học hỗ trợ học sinh khám phá, hình thành, thực hành, luyện tập các kiến thức hình học. | Phần mềm toán học đảm bảo hỗ trợ HS thực hành vẽ hình và thiết kế đồ h ọa liên quan đến: tam giác đều, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân, hình đối xứng; tia phân giác của một góc, đường trung trực của một đoạn thẳng, các đường đặc biệt trong tam giác; hình đồng dạng; đường tròn, tam giác vuông, đa giác đều. | x | x | Bộ | 01/GV | |
2 | Thống kê và Xác suất | Phần mềm toán học | Phần mềm toán học hỗ trợ học sinh khám phá, hình thành, thực hành, luyện tập các kiến thức Thống kê và Xác suất. | Phần mềm toán học đảm bảo hỗ trợ HS thực hành vẽ biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép; tổ chức dữ liệu vào biểu đồ hình quạt tròn (pie chart); biểu đồ đoạn thẳng (line graph); xác định được tần số; vẽ bảng tần số, biểu đồ tần số, bảng tần số tương đối, biểu đồ tần số tương đối; mô tả thí nghiệm ngẫu nhiên. Phần mềm toán học đảm bảo hỗ trợ HS thực hành tính số đặc trưng đo xu thế trung tâm và đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm, ghép nhóm; tính xác suất; tính phân bố nhị thức, tính toán thống kê. | x | x | Bộ | 01/GV |
Ghi chú:
- Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;
- Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng;
- Số lượng được tính cho 1 lớp với số học sinh là 45. Số lượng bộ thiết bị/ GV trực tiếp giảng dạy môn toán có thể thay đổi để phù hợp với số học sinh/nhóm/ lớp theo định mức 6hs/1 bộ;
- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;
- Các từ viết tắt trong danh mục:
+ HS: Học sinh;
+ GV: Giáo viên.
3. Danh mục Thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS - Môn Ngoại ngữ
DANH MỤC
THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - MÔN NGOẠI NGỮ
(Kèm theo Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. Thiết bị dạy học ngoại ngữ thông dụng (lựa chọn 1)
Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng trường, có thể lựa chọn một/hoặc một số thiết bị sau đây để trang bị cho giáo viên dạy môn ngoại ngữ hoặc lắp đặt trong phòng học bộ môn ngoại ngữ:
Số TT | Tên thiết bị | Mục đích sử dụng | Mô tả chi tiết thiết bị | Đối tượng sử dụng | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú | |
GV | HS | |||||||
1 | Đài đĩa CD | Phát các học liệu âm thanh | - Phát các loại đĩa CD có các định dạng phổ thông; - Có cổng USB và/hoặc thẻ nhớ; - Có chức năng nhớ, tua tiến, tua lùi, tạm dừng; - Đài AM, FM; - Nguồn điện: AC 110-220V/50 Hz, sử dụng được pin. | x | Chiếc | 01/GV | Có thể sử dụng thiết bị dùng chung | |
2 | Đầu đĩa | Phát học liệu hình ảnh và âm thanh cho các hoạt động nghe và nói. | - Loại thông dụng; - Đọc đĩa DVD, VCD/CD, CD-RW và các chuẩn thông dụng khác; - Có cổng kết nối USB, thẻ nhớ; - Tín hiệu ra dưới dạng AV, HDMI; - Chức năng tua tiến, tua lùi, tạm dừng; - Điều khiển từ xa; - Nguồn điện: 90-240V/50 Hz. | x | Chiếc | 01/GV | Có thể sử dụng thiết bị dùng chung | |
3 | Máy chiếu (hoặc Màn hình hiển thị) | Kết nối với máy tính và các thiết bị khác để phát âm thanh hình ảnh. | Máy chiếu: - Loại thông dụng; - Có đủ cổng kết nối phù hợp; - Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens; - Độ phân giải tối thiểu XGA; - Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch; - Điều khiển từ xa; - Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có). Màn hình hiển thị: Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD; - Có đủ cổng kết nối phù hợp; - Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt; - Điều khiển từ xa; - Nguồn điện: AC 90-220V/50Hz. | x | Chiếc | 01/GV | ||
4 | Bộ máy vi tính để bàn/hoặc máy tính xách tay | Kết nối với các thiết bị ngoại vi để trình chiếu bài giảng | - Loại thông dụng có cấu hình tối thiểu cài đặt được các hệ điều hành và các phần mềm dạy học ngoại ngữ, thời điểm sản xuất không quá 2 năm so với thời điểm trang bị thiết bị; - Màn hình tối thiểu: 17 inch (máy tính để bàn), 14 inch (máy tính xách tay); - Có các cổng kết nối tối thiểu: VGA, HDMI, USB, LAN, Wifi và Bluetooth. | x | Chiếc | 01/GV | ||
5 | Thiết bị âm thanh đa năng di động | Phát các học liệu âm thanh và trợ âm cho giáo viên | - Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc các định dạng DVD, CD, SD, USB trên thiết bị; - Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh; - Công suất phù hợp với lớp học; - Kèm theo micro; - Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc. | x | Bộ | 01/GV | ||
6 | Bộ học liệu điện tử | Hỗ trợ giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy, giáo án (điện tử), bài giảng (điện tử), học liệu (điện tử), bài tập, bài kiểm tra đánh giá. | Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo chương hình môn Ngoại ngữ Trung học cơ sở (CTGDPT 2018), không vi phạm các quy định về bản quyền, pháp luật, chủ quyền, văn hóa, dân tộc, giới, các đối tượng dễ tổn thương, có hệ thống học liệu điện tử (bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy học và luyện các kỹ năng giao tiếp cho học sinh, hệ thống câu hỏi, đề kiểm tra) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận tiện cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng trên máy tính trong môi trường không có kết nối internet. Đảm bảo các chức năng: - Chức năng hỗ trợ soạn giáo án điện tử; - Chức năng chuẩn bị bài giảng điện tử; - Chức năng chèn các học liệu điện tử (hình ảnh, video, âm thanh) vào giáo án điện tử; - Chức năng tạo câu hỏi, bài tập; - Chức năng kiểm tra đánh giá. Bộ học liệu điện tử gồm các bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy luyện: nghe, nói cho học sinh. Các nội dung phải phù hợp với chương trình. | x | Bộ | 01/GV |
II. Hệ thống thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng (lựa chọn 2)
(Được trang bị và lắp đặt trong một phòng học bộ môn Ngoại ngữ)
Số TT | Tên thiết bị | Mục đích sử dụng | Mô tả chi tiết thiết bị | Đối tượng sử dụng | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú | |
GV | HS | |||||||
1 | Máy chiếu đa năng (hoặc Màn hình hiển thị) | Kết nối với máy tính và các thiết bị khác để trình chiếu hoặc phát học liệu âm thanh hình ảnh. | Máy chiếu: - Loại thông dụng; - Có đủ cổng kết nối phù hợp; - Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens; - Độ phân giải tối thiểu XGA; - Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch; - Điều khiển từ xa; - Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có). Màn hình hiển thị: Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD. - Có đủ cổng kết nối phù hợp; - Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt; - Điều khiển từ xa; - Nguồn điện: AC 90-220V/50HZ. | x | Chiếc | 01 | ||
2 | Thiết bị âm thanh đa năng di động | Thu, phát, khuếch đại âm thanh. | - Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc các định dạng DVD, CD, SD, USB trên thiết bị; - Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh; - Công suất phù hợp với lớp học; - Kèm theo micro; - Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc. | x | Bộ | 01 | ||
3 | Phụ kiện | Dùng để cung cấp điện cho các thiết bị và kết nối tín hiệu giữa các thiết bị. | Hệ thống cáp điện và cáp tín hiệu đồng bộ (hoặc hệ thống thiết bị kết nối không dây), đủ cho cả hệ thống. | x | x | Bộ | 01 | |
4 | Bộ học liệu điện tử | Hỗ trợ giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy, giáo án (điện tử), bài giảng (điện tử), học liệu (điện tử), bài tập, bài kiểm tra đánh giá. | Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo chương trình môn Ngoại ngữ Trung học cơ sở (CTGDPT 2018), không vi phạm các quy định về bản quyền, pháp luật, chủ quyền, văn hóa, dân tộc, giới, các đối tượng dễ tổn thương, có hệ thống học liệu điện tử (bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy học và luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh, hệ thống câu hỏi, đề kiểm tra) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận tiện cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng trên máy tính trong môi trường không có kết nối internet. Đảm bảo các chức năng: - Chức năng hỗ trợ soạn giáo án điện tử; - Chức năng chuẩn bị bài giảng điện tử; - Chức năng chèn các học liệu điện tử (hình ảnh, video, âm th a nh) vào giáo án điện tử; - Chức năng tạo câu hỏi, bài tập; - Chức năng kiểm tra đánh giá. Bộ học liệu điện tử gồm các bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy luyện: nghe, nói cho học sinh. Các nội dung phải phù hợp với chương trình. | x | Bộ | 01/GV | ||
5 | Thiết bị cho học sinh | Hỗ trợ học sinh học ngoại ngữ. | Bao gồm: - Khối thiết bị điều khiển: tối thiểu có các phím bấm để trả lời trắc nghiệm, điều chỉnh âm lượng, lựa chọn kênh âm thanh nghe, gọi giáo viên; - Tai nghe có micro; - Kết nối, tiếp nhận được các điều khiển từ thiết bị của giáo viên. | x | Bộ | 01/HS | ||
6 | Thiết bị dạy cho giáo viên | Hỗ trợ giáo viên thực hiện dạy học ngoại ngữ. | ||||||
6.1 | Bộ máy vi tính để bàn/hoặc máy tính xách tay | Kết nối với các thiết bị ngoại vi để trình chiếu bài giảng. | - Loại thông dụng, có cấu hình tối thiểu cài đặt được các hệ điều hành và các phần mềm dạy học ngoại ngữ, thời điểm trang bị máy tính không quá 2 năm so với thời điểm sản xuất; - Màn hình tối thiểu: 17 inch (máy tính để bàn), 14 inch (máy tính xách tay); - Có các cổng kết nối tối thiểu: VGA, HDMI, USB, LAN, Wifi và Bluetooth. | x | Bộ | 01/GV | ||
6.2 | Khối thiết bị điều khiển của giáo viên | Kết nối thiết bị của giáo viên và học sinh. Điều khiển, tổ chức dạy học. | Bao gồm các khối chức năng: - Khuếch đại và xử lý tín hiệu; - Tai nghe có micro; - Bộ đọc và ghi bài giảng của giáo viên: Tối thiểu có cổng cắm USB, khe cắm thẻ nhớ; - Phần mềm điều khiển; - Có thể kết nối được âm thanh, hình ảnh và máy chiếu vật thể. Tối thiểu phải đảm bảo các chức năng: - Có giao diện thể hiện các vị trí của học sinh trong lớp; - Có thể kết nối tới khối thiết bị điều khiển của học sinh để truyền âm thanh từ giáo viên tới một học sinh, một nhóm học sinh bất kỳ hoặc cả lớp; - Có thể kết nối tới khối thiết bị điều khiển của học sinh để truyền âm thanh từ một học sinh bất kỳ trong lớp học tới một hoặc một nhóm học sinh khác; - Có thể chia lớp học thành nhiều nhóm để thực hành giao tiếp đồng thời; - Có thể tạo tối thiểu hai kênh âm thanh độc lập để học sinh lựa chọn và luyện nghe; - Giúp giáo viên có thể thực hiện các bài kiểm tra trắc nghiệm. | x | Bộ | 01/GV | ||
7 | Bàn, ghế dùng cho giáo viên | Giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học. | Thiết kế phù hợp để lắp đặt thiết bị dạy học ngoại ngữ dành cho giáo viên. | x | Bộ | 01/GV | ||
8 | Bàn, ghế dùng cho học sinh | Học sinh sử dụng trong quá trình học tập. | Thiết kế phù hợp để lắp đặt thiết bị dạy học ngoại ngữ dành cho học sinh. | x | Bộ | 01/HS | Nơi chưa có điều kiện có thể sử dụng 01 bộ/02HS |
III. Hệ thống thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng có máy tính của học sinh (lựa chọn 3)
(Được trang bị và lắp đặt trong một phòng học bộ môn Ngoại ngữ, hoặc có thể lắp đặt chung với phòng thực hành tin học)
Số TT | Tên thiết bị | Mục đích sử dụng | Mô tả chi tiết thiết bị | Đối tượng sử dụng | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú | |
GV | HS | |||||||
1 | Thiết bị dạy cho giáo viên | Hỗ trợ giáo viên thực hiện dạy học ngoại ngữ. | 1. Bộ máy vi tính để bàn hoặc máy tính xách tay - Loại thông dụng, có cấu hình tối thiểu cài đặt được các hệ điều hành và các phần mềm dạy học ngoại ngữ, thời điểm sản xuất không quá 2 năm so với thời điểm trang bị thiết bị; - Màn hình tối thiểu: 17 inch (máy tính để bàn), 14 inch (máy tính xách tay); - Có các cổng kết nối tối thiểu: VGA, HDMI, USB, LAN, Wifi và Bluetooth. 2. Khối thiết bị điều khiển của giáo viên/phần mềm điều khiển cài đặt trên máy tính của giáo viên. 3. Tai nghe có micro. Thiết bị dạy ngoại ngữ dành cho giáo viên tối thiểu phải đảm bảo các chức năng: - Có thể kết nối tới máy tính của học sinh để truyền học liệu âm thanh, hình ảnh từ giáo viên tới một học sinh, một nhóm học sinh bất kỳ hoặc cả lớp; - Có thể kết nối tới máy tính của học sinh để truyền học liệu âm thanh, hình ảnh từ một học sinh bất kỳ trong lớp học tới một hoặc một nhóm học sinh khác; - Có thể chia lớp học thành nhiều nhóm để thực hành giao tiếp đồng thời; - Giúp giáo viên ghi âm quá trình hội thoại để phục vụ cho học sinh tự học hoặc chấm điểm; - Giúp giáo viên chuyển nội dung luyện tập tới học sinh dưới dạng tệp tin; - Giúp giáo viên và học sinh có thể trao đổi với nhau theo dạng text (chat); - Giúp giáo viên giám sát các hoạt động trên máy tính của học sinh; - Giúp giáo viên thực hiện các bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc tự luận. | x | Bộ | 01/GV | ||
2 | Thiết bị cho học sinh | Hỗ trợ học sinh học ngoại ngữ. | Bao gồm: 1. Máy vi tính/hoặc máy tính xách tay, là loại thông dụng có cấu hình tối thiểu cài đặt được các hệ điều hành và các phần mềm học ngoại ngữ, thời điểm trang bị máy tính không quá 2 năm so với thời điểm sản xuất, có các cổng kết nối tiêu chuẩn. 2. Khối thiết bị điều khiển của học sinh/phần mềm điều khiển cài đặt trên máy tính của học sinh. 3. Tai nghe có micro cho học sinh. Thiết bị dạy ngoại ngữ dành cho học sinh tối thiểu phải đảm bảo chức năng: - Kết nối tiếp nhận được các điều khiển từ giáo viên để thực hiện các chức năng học ngoại ngữ. | x | Bộ | 01/HS | ||
3 | Máy chiếu đa năng hoặc Màn hình hiển thị | Kết nối với máy tính và các thiết bị khác để trình chiếu hoặc phát học liệu âm thanh, hình ảnh. | Máy chiếu: Loại thông dụng. - Có đủ cổng kết nối phù hợp; - Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens; - Độ phân giải tối thiểu XGA; - Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch; - Điều khiển từ xa; - Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có). Màn hình hiển thị: Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD. - Có đủ cổng kết nối phù hợp; - Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt; - Điều khiển từ xa; - Nguồn điện: AC 90-220V/50Hz. | x | Chiếc | 01 | ||
4 | Thiết bị âm thanh đa năng di động | Sử dụng trong tình huống giáo viên phát âm thanh chung cho cả lớp nghe. | - Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc các định dạng DVD, CD, SD, USB trên thiết bị; - Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh; - Công suất phù hợp với lớp học; - Kèm theo micro; - Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc. | x | Bộ | 01 | ||
5 | Phụ kiện | Dùng để cung cấp điện cho các thiết bị và mạng cho máy tính. | Hệ thống cáp điện và cáp mạng đủ cho cả hệ thống (hoặc hệ thống thiết bị kết nối không dây). | x | x | Bộ | 01 | |
6 | Bộ học liệu điện tử | Hỗ trợ giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, giáo án (điện tử), bài giảng (điện tử), học liệu (điện tử), bài tập, bài kiểm tra đánh giá. | Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo chương trình môn Ngoại ngữ Trung học cơ sở (CTGDPT 2018), không vi phạm các quy định về bản quyền, pháp luật, chủ quyền, văn hóa, dân tộc, giới, các đối tượng dễ tổn thương, có hệ thống học liệu điện tử (bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy học và luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh, hệ thống câu hỏi, đề kiểm tra) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận tiện cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng trên máy tính trong môi trường không có kết nối internet. Đảm bảo các chức năng: - Chức năng hỗ trợ soạn giáo án điện tử; - Chức năng chuẩn bị bài giảng điện tử; - Chức năng chèn các học liệu điện tử (hình ảnh, video, âm thanh) vào giáo án điện tử; - Chức năng tạo câu hỏi, bài tập; - Chức năng kiểm tra đánh giá. Bộ học liệu điện tử gồm các bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy luyện: nghe, nói cho học sinh. Các nội dung phải phù hợp với chương trình. | x | Bộ | 01/GV | ||
7 | Bàn, ghế dùng cho giáo viên | Giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học. | Thiết kế phù hợp để lắp đặt thiết bị dạy học ngoại ngữ dành cho giáo viên. | x | Bộ | 01/GV | ||
8 | Bàn, ghế dùng cho học sinh | Học sinh sử dụng trong quá trình học tập. | Thiết kế phù hợp để lắp đặt thiết bị dạy học ngoại ngữ dành cho học sinh. | x | Bộ | 01/HS | Nơi chưa có điều kiện có thể sử dụng 01 bộ/ 02 HS |
Ghi chú:
- Danh mục thiết bị môn ngoại ngữ có 03 (ba) phương án lựa chọn để trang bị cho các nhà trường.
- Căn cứ điều kiện thực tế của từng địa phương/trường học để lựa chọn một phương án trang bị cho phù hợp;
- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;
- Các từ viết tắt trong danh mục:
+ HS: Học sinh;
+ GV: Giáo viên;
+ CTGDPT 2018: Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
..............................................
Mời các bạn sử dụng file Tải về để xem chi tiết toàn bộ danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS năm 2024 .
Các tài liệu có liên quan tại mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
- Lê Tiến AnhThích · Phản hồi · 0 · 07/07/22
- Milky WayThích · Phản hồi · 0 · 07/07/22
- Hoàng Thạch ThảoThích · Phản hồi · 0 · 07/07/22
- Hiến Điểu ThịThích · Phản hồi · 0 · 20/07/23
Gợi ý cho bạn
-
Biểu mẫu Thông tư số 09/2023/TT-NHNN về giao dịch ngân hàng
-
Khung học phí đại học mới nhất
-
Nhận xét học sinh THCS theo Thông tư 22
-
Tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức năm 2024
-
Phụ lục Nghị định số 59/2023/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
-
Thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai năm 2024
-
Quy chuẩn khí thải 4 mức cho ô tô mới nhất 2024
-
Đơn giá bồi thường cây trồng TP HCM
-
Tháng 1 năm 2025 có tăng lương không?
-
Phụ lục Thông tư 04/2023/TT-BTP về biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27