Dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn sách giáo khoa mới

Tải về

Dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn sách giáo khoa mới

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Dự thảo Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn sách giáo khoa (SGK); tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK để lấy ý kiến. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết của Dự thảo. Cụ thể, sách giáo khoa mới sẽ phải đáp ứng 5 tiêu chuẩn, 19 tiêu chí.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH
Tiêu chuẩn, quy trình biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2017/TT-BGDĐT
ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
____________________________________________

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về tiêu chuẩn sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa (sau đây gọi tắt là Hội đồng thẩm định).

2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa, các Hội đồng thẩm định và tổ chức, cá nhân liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Sách giáo khoa: là xuất bản phẩm được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Bản mẫu sách giáo khoa (sau đây gọi tắt là bản mẫu): là bản thảo sách giáo khoa hoàn chỉnh đã được nhà xuất bản biên tập để in và phát hành.

Điều 3. Nguyên tắc biên soạn sách giáo khoa

1. Quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông.

2. Bảo đảm tính đồng bộ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục; bảo đảm tính tiếp nối, liên thông giữa các cấp học, lớp học, môn học.

3. Bảo đảm yêu cầu tinh giản, thiết thực, kế thừa ưu điểm của sách giáo khoa hiện hành, cập nhật với xu thế giáo dục hiện đại trên thế giới; gắn với chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường.

4. Thực hiện chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa. Khuyến khích các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa.

5. Khuyến khích phát huy sự đóng góp của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý và toàn xã hội trong quá trình biên soạn sách giáo khoa.

Chương II

TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH BIÊN SOẠN, CHỈNH SỬA
SÁCH GIÁO KHOA

Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Điều kiện tiên quyết của sách giáo khoa

1. Tiêu chí 1: Nội dung và hình thức sách giáo khoa phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Tiêu chí 2: Nội dung và hình thức sách giáo khoa không có định kiến về giới, sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, địa vị xã hội.

Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Thể hiện mục tiêu chương trình, hỗ trợ phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục trong sách giáo khoa

1. Tiêu chí 3: Nội dung sách giáo khoa cụ thể hóa mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông và mục tiêu của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học).

2. Tiêu chí 4: Bài học trong sách giáo khoa hỗ trợ, tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp; tăng cường tương tác giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau; tạo điều kiện và khuyến khích học sinh tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình.

3. Tiêu chí 5: Nội dung sách giáo khoa tuân thủ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của chương trình giáo dục phổ thông ở các cấp học.

4. Tiêu chí 6: Các bài học trong sách giáo khoa thể hiện đúng, đủ, rõ ràng yêu cầu cần đạt về năng lực quy định trong chương trình môn học làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực.

5. Tiêu chí 7: Các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa bám sát mục tiêu bài học và yêu cầu cần đạt về năng lực quy định trong chương trình môn học; được phân hóa theo các mức độ khác nhau.

6. Tiêu chí 8: Các hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc trưng môn học và yêu cầu phát triển năng lực học sinh; cụ thể hóa định hướng về kiểm tra, đánh giá của chương trình môn học.

Đánh giá bài viết
1 677
Dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn sách giáo khoa mới
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm