Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm THCS, THPT
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm THCS, THPT
Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Ngày 05/4/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT về việc ban hành Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Theo đó, người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với một trong các môn học của cấp trung học cơ sở (THCS), cấp trung học phổ thông (THPT) có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT phải trải qua khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm với thời lượng chương trình như sau: Khối học phần chung là 17 tín chỉ, gồm 15 tín chỉ bắt buộc và 02 tín chỉ lựa chọn; Khối học phần nhánh gồm 17 tín chỉ nhánh THCS và 17 tín chỉ nhánh THPT.
Nội dung khối học phần chung bắt buộc bao gồm các học phần về: Tâm lý học giáo dục; Giáo dục học; Lý luận dạy học; Đánh giá trong giáo dục; Quản lý Nhà nước về giáo dục; Giao tiếp sư phạm; Rèn luyện nghiệp vụ sự nghiệp. Bên cạnh đó, các học phần tự chọn trong khối học phần chung bao gồm: Hoạt động giáo dục ở trường phổ thông; Kỷ luật tích cực; Quản lý lớp học; Kỹ thuật dạy học tích cực; Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học;…
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 22/5/2021.
Nội dung Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2021/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2021 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỰC HIỆN BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO NGƯỜI CÓ BẰNG CỬ NHÂN CHUYÊN NGÀNH PHÙ HỢP CÓ NGUYỆN VỌNG TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 5 năm 2021. Thông tư này thay thế: Thông tư số 40/2011/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học phổ thông; Thông tư số 46/2012/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên trung học phổ thông.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG
|
CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỰC HIỆN BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO NGƯỜI CÓ BẰNG CỬ NHÂN CHUYÊN NGÀNH PHÙ HỢP CÓ NGUYỆN VỌNG TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Kèm theo Thông tư số: 12/2021/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. Mục đích ban hành chương trình bồi dưỡng
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở (THCS), giáo viên trung học phổ thông (THPT) là căn cứ để các cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT theo quy định.
II. Đối tượng áp dụng
1. Những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với một trong các môn học của cấp THCS, cấp THPT có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT.
2. Các tổ chức và cá nhân liên quan có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
III. Mục tiêu chương trình bồi dưỡng
1. Mục tiêu chung
Sau khi hoàn thành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT, người học có những phẩm chất và năng lực cần thiết, đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học, giáo dục ở trường THCS/THPT.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1.1. Về phẩm chất nhà giáo
Tôn trọng, tin tưởng vào khả năng học tập và sự thay đổi tích cực của học sinh; sẵn sàng hỗ trợ học sinh trong học tập; cam kết nuôi dưỡng và phát huy tiềm năng của từng học sinh, sẵn sàng tư vấn học sinh về tâm lý học đường, phương pháp học tập tích cực và về lựa chọn, phát triển nghề nghiệp; yêu nghề, tận tâm với nghề; tin tưởng và tự hào về nghề dạy học; ý thức được sự cần thiết của việc tự học, tự nghiên cứu suốt đời đối với nhà giáo.
2.1.2. Về năng lực giáo dục
Thực hiện được các nhiệm vụ giáo dục đáp ứng các yêu cầu của trường phổ thông; thực hiện được công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức được hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh; biết cách phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
2.1.3. Về năng lực dạy học
Vận dụng được tri thức khoa học chuyên ngành để triển khai dạy học các nội dung của chương trình môn học cấp THCS/THPT; xây dựng được kế hoạch dạy học môn học cấp THCS/THPT đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; xây dựng được kế hoạch bài học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh THCS/THPT và môi trường giáo dục; tổ chức được hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu môn học cấp THCS/THPT; đánh giá được quá trình và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu môn học cấp THCS/THPT; xây dựng và quản lý được hồ sơ dạy học; ứng dụng được công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học và quản lý học sinh.
2.1.4. Về năng lực định hướng sự phát triển học sinh
Tìm hiểu được đối tượng giáo dục; có khả năng tư vấn, tham vấn giáo dục, hỗ trợ học sinh phát triển cá nhân.
2.1.5. Về năng lực hoạt động xã hội
Thực hiện nghiêm túc những quy định về văn hóa ứng xử và về trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường; tham gia có hiệu quả các hoạt động cộng đồng gắn với giáo dục; hướng dẫn được học sinh tham gia hoạt động cộng đồng gắn với giáo dục.
2.1.6. Về năng lực phát triển nghề nghiệp
Nhận thức đúng về phát triển nghề nghiệp của bản thân; tham gia có hiệu quả hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; xây dựng được đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể trong thực tiễn giáo dục; xây dựng được kế hoạch phát triển nghề nghiệp của bản thân.
IV. Nội dung chương trình
1. Cấu trúc và thời lượng chương trình
1.1. Cấu trúc chương trình
Chương trình gồm khối học phần chung (phần A) và khối học phần nhánh: khối học phần dành cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THCS, có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS (phần B) hoặc người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THPT, có nguyện vọng trở thành giáo viên THPT (phần C).
1.2. Thời lượng chương trình
- Khối học phần chung: 17 tín chỉ (TC).
- Khối học phần nhánh: 17 TC nhánh THCS, 17 TC nhánh THPT.
2. Khối học phần chung (phần A)
Thời lượng: 17 tín chỉ, gồm 15 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn.
(01 TC tương đương 15 tiết lý thuyết; 01 tiết lý thuyết tương đương với 02 tiết thảo luận, thực hành).
Mã học phần | Tên học phần | Thời lượng | ||
Số tín chỉ | Số tiết dạy trên lớp | |||
Số tiết lý thuyết | Số tiết thảo luận, thực hành | |||
Học phần bắt buộc (15 TC) | ||||
A1 | Tâm lý học giáo dục | 2 | 20 | 20 |
A2 | Giáo dục học | 2 | 15 | 30 |
A3 | Lý luận dạy học | 2 | 15 | 30 |
A4 | Đánh giá trong giáo dục | 2 | 15 | 30 |
A5 | Quản lý nhà nước về giáo dục | 2 | 20 | 20 |
A6 | Giao tiếp sư phạm | 2 | 10 | 40 |
A7 | Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm | 3 | 0 | 90 |
Học phần tự chọn (02 TC, chọn 01 trong số 10 học phần) | ||||
A8 | Hoạt động giáo dục ở trường phổ thông | 2 | 15 | 30 |
A9 | Kỷ luật tích cực | 2 | 15 | 30 |
A10 | Quản lý lớp học | 2 | 15 | 30 |
A11 | Kỹ thuật dạy học tích cực | 2 | 10 | 40 |
A12 | Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học | 2 | 10 | 40 |
A13 | Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng | 2 | 10 | 40 |
A14 | Tổ chức hoạt động giáo dục STEM ở trường phổ thông | 2 | 10 | 40 |
A15 | Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống | 2 | 10 | 40 |
A16 | Giáo dục vì sự phát triển bền vững | 2 | 15 | 30 |
A17 | Xây dựng môi trường giáo dục | 2 | 15 | 30 |
3. Khối học phần nhánh THCS/THPT (phần B/C)
Khối học phần nhánh THCS (phần B) và Khối học phần nhánh THPT (phần C) có cấu trúc thống nhất và cùng thời lượng. Kí hiệu “THCS/THPT”, “B/C” mô tả sự phân nhánh.
Thời lượng mỗi khối học phần nhánh THCS/THPT: 17 tín chỉ, gồm 09 TC lựa chọn theo môn học, 06 TC thực hành, thực tập bắt buộc ở trường phổ thông và 02 TC tự chọn.
Nhánh THCS (phần B) | Nhánh THPT (phần C) | Thời lượng | ||||
Số tín chỉ | Số tiết dạy trên lớp | |||||
Mã học phần | Tên học phần | Mã học phần | Tên học phần | Số tiết lý thuyết | Số tiết thảo luận, thực hành | |
Học phần lựa chọn theo môn học (09 TC) Người học có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với 01 môn học cụ thể ở trường THCS/THPT thì cần đăng ký học nhóm học phần lựa chọn tương ứng (09 TC) để học tập, rèn luyện và phát triển năng lực dạy học môn học đó. Học phần lựa chọn theo môn học (09 TC) Học phần lựa chọn theo môn học (09 TC) Học phần lựa chọn theo môn học (09 TC) Học phần lựa chọn theo môn học (09 TC) Học phần lựa chọn theo môn học (09 TC) Học phần lựa chọn theo môn học (09 TC) | ||||||
B1 | Phương pháp dạy học [tên môn học] ở trường THCS | C1 | Phương pháp dạy học [tên môn học] ở trường THPT | 2 | 15 | 30 |
B2 | Xây dựng kế hoạch dạy học [tên môn học] ở trường THCS | C2 | Xây dựng kế hoạch dạy học [tên môn học] ở trường THPT | 2 | 10 | 40 |
B3 | Tổ chức dạy học [tên môn học] ở trường THCS | C3 | Tổ chức dạy học [tên môn học] ở trường THPT | 2 | 10 | 40 |
B4 | Thực hành dạy học [tên môn học] cấp THCS ở trường sư phạm | C4 | Thực hành dạy học [tên môn học] cấp THPT ở trường sư phạm | 3 | 0 | 90 |
Học phần thực hành, thực tập bắt buộc ở trường phổ thông (06 TC) | ||||||
B5 | Thực hành kỹ năng giáo dục ở trường THCS | C5 | Thực hành kỹ năng giáo dục ở trường THPT | 2 | 0 | 04 buổi/tuần x 5 tuần |
B6 | Thực tập sư phạm 1 ở trường THCS | C6 | Thực tập sư phạm 1 ở trường THPT | 2 | 0 | 05 ngày/tuần x 5 tuần |
B7 | Thực tập sư phạm 2 ở trường THCS | C7 | Thực tập sư phạm 2 ở trường THPT | 2 | 0 | 05 ngày/tuần x 5 tuần |
Học phần tự chọn (02 TC, chọn 01 trong số 03 học phần) | ||||||
B8 | Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS | C8 | Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT | 2 | 15 | 30 |
B9 | Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THCS | C9 | Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THPT | 2 | 10 | 40 |
B10 | Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường THCS | C10 | Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường THPT | 2 | 15 | 30 |
4. Mô tả các học phần
CÁC HỌC PHẦN BẮT BUỘC - KHỐI HỌC PHẦN CHUNG (PHẦN A)
HỌC PHẦN A1
Tên học phần: Tâm lý học giáo dục
(bắt buộc, 02 TC = 20 tiết lý thuyết + 20 tiết thảo luận/thực hành)
Học phần đã học: Không
Yêu cầu cần đạt:
1. Phân tích được: bản chất của tâm lý người và các yếu tố tác động đến tâm lý người; các quy luật phát triển tâm lý và các đặc trưng tâm lý của lứa tuổi thiếu niên và tuổi đầu thanh niên, từ đó rút ra được những kết luận sư phạm trong giáo dục học sinh; các cơ chế và quy luật của sự hình thành động cơ, hứng thú học tập và đạo đức, giá trị sống, nhân cách học sinh.
2. Nhận diện và giải thích được các hiện tượng tâm lý làm cơ sở cho hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý lớp học; biết cách phát hiện các nhu cầu và đề xuất các giải pháp hỗ trợ tâm lý cho học sinh.
Nội dung cơ bản:
1. Sự phát triển tâm lý cá nhân
- Bản chất, chức năng và phân loại tâm lý cá nhân.
- Cơ chế, quy luật và các giai đoạn phát triển tâm lý cá nhân.
- Đặc điểm phát triển tâm lý tuổi thiếu niên và tuổi đầu thanh niên.
2. Cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy học
- Chức năng, cấu trúc của hoạt động dạy học.
- Dạy học, nhận thức và trí tuệ của học sinh; sự khác biệt cá nhân về nhận thức và trí tuệ của học sinh trong dạy học.
- Dạy học và trí nhớ của học sinh; cách chống quên cho học sinh.
3. Cơ sở tâm lý học của hoạt động học tập
- Đặc điểm, cấu trúc của hoạt động học tập; mô hình, quy luật học tập; Hình thành động cơ, hứng thú, mục đích và hành động học của học sinh.
- Bản chất, các mức độ lĩnh hội khái niệm và các yếu tố tác động tới sự hình thành khái niệm.
- Hình thành kỹ năng, kỹ xảo; các chiến lược, phong cách học tập.
- Biểu hiện, mức độ áp lực trong học tập và phương thức ứng phó với áp lực trong học tập của học sinh.
4. Cơ sở tâm lý học của quản lý lớp học
- Lớp học và quản lý lớp học; Xây dựng môi trường học tập tích cực.
- Xây dựng tập thể học sinh; Trách nhiệm của học sinh đối với quản lý lớp học.
5. Cơ sở tâm lý học của giáo dục đạo đức, giá trị sống và nhân cách
- Cấu trúc tâm lý, các thuộc tính của nhân cách; sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách.
- Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức; sự hình thành hành vi và thói quen đạo đức của học sinh.
- Giá trị sống và giáo dục giá trị sống.
6. Hỗ trợ tâm lý cho học sinh trong nhà trường
- Bản chất, vai trò và ý nghĩa của hoạt động hỗ trợ tâm lý; Nguyên tắc và phương pháp, kỹ thuật hỗ trợ tâm lý, khó khăn tâm lý của học sinh.
- Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người giáo viên trong quá trình hỗ trợ tâm lý cho học sinh.
HỌC PHẦN A2
Tên học phần: Giáo dục học
(bắt buộc, 02 TC = 15 tiết lý thuyết + 30 tiết thảo luận/thực hành)
Học phần đã học: Tâm lý học giáo dục
Yêu cầu cần đạt:
1. Phân tích được vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi học sinh.
2. Trình bày được: những vấn đề cơ bản về nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá quá trình, kết quả giáo dục nói chung và hoạt động trải nghiệm nói riêng; vai trò, chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm; nội dung, phương pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp; đặc điểm của lao động sư phạm và các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người giáo viên.
3. Xây dựng được: kế hoạch chủ nhiệm lớp trong năm học; kế hoạch tổ chức giờ sinh hoạt lớp; hoạt động trải nghiệm; kế hoạch phát triển nghề nghiệp của bản thân.
4. Nhận thức đúng về phát triển nghề nghiệp của bản thân; ý thức được sự cần thiết của tự học, tự nghiên cứu suốt đời đối với giáo viên và coi trọng việc tìm kiếm, lựa chọn tri thức để tự học và hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp.
Nội dung cơ bản:
1. Quá trình giáo dục và sự phát triển nhân cách
- Mục đích và nguyên lý giáo dục; nghiên cứu khoa học giáo dục.
- Vai trò của giáo dục với sự phát triển nhân cách.
- Bản chất, nguyên tắc, động lực và logic của quá trình giáo dục.
2. Nội dung, phương pháp và đánh giá giáo dục
- Nội dung giáo dục: giáo dục đạo đức, ý thức công dân; giáo dục trí tuệ; giáo dục thẩm mĩ; giáo dục lao động, hướng nghiệp và giáo dục thể chất.
- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của học sinh và lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp giáo dục học sinh.
- Đánh giá quá trình và kết quả giáo dục học sinh.
3. Giáo viên chủ nhiệm lớp
- Vai trò, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Yêu cầu về phẩm chất, năng lực và nội dung, phương pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Thực hành xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp và kế hoạch tổ chức giờ sinh hoạt lớp.
4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong trường phổ thông
- Mục tiêu, nội dung hoạt động trải nghiệm; hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
- Đánh giá hoạt động trải nghiệm của học sinh và thực hành thiết kế hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
5. Lao động sư phạm và phát triển nghề nghiệp giáo viên
- Đặc điểm lao động sư phạm và nhân cách người giáo viên; Đạo đức và phong cách nhà giáo.
- Đặc điểm giáo viên mới vào nghề và những khó khăn thường gặp.
- Mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên; hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển nghề nghiệp.
HỌC PHẦN A3
Tên học phần: Lý luận dạy học
(bắt buộc, 02 TC = 15 tiết lý thuyết + 30 tiết thảo luận/thực hành)
Học phần đã học: Giáo dục học
Yêu cầu cần đạt:
1. Trình bày được bản chất, động lực, lô-gíc và tính quy luật của quá trình dạy học; phân tích được các nhiệm vụ dạy học và mối quan hệ biện chứng giữa các nhiệm vụ dạy học.
2. Biết cách vận dụng các nguyên tắc dạy học trong dạy học bộ môn; biết cách lựa chọn và sử dụng hiệu quả các hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học và phương tiện, thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bộ môn.
3. Phân tích được cơ sở khoa học, đặc điểm, bản chất, nguyên tắc, ưu - nhược điểm của các lý thuyết học tập: thuyết hành vi, thuyết nhận thức, thuyết kiến tạo, thuyết đa trí tuệ, thuyết hoạt động và định hướng vận dụng các lý thuyết này vào quá trình dạy học bộ môn; so sánh được đặc điểm, vai trò của các cách tiếp cận dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh: dạy học tích hợp, dạy học phân hóa, dạy học theo chủ đề và dạy học trải nghiệm.
Nội dung cơ bản:
1. Quá trình dạy học
- Bản chất, động lực và logic của quá trình dạy học; quy luật dạy học.
- Mục đích, nguyên tắc và nhiệm vụ dạy học; các thành tố của nội dung dạy học.
- Hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học; phương tiện, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Đánh giá quá trình và kết quả học tập.
2. Các lý thuyết học tập
- Thuyết hành vi trong dạy học.
- Thuyết nhận thức trong dạy học.
- Thuyết kiến tạo trong dạy học.
- Thuyết đa trí tuệ trong dạy học.
- Thuyết hoạt động trong dạy học.
3. Các tiếp cận trong dạy học phát triển phẩm chất và năng lực
- Phẩm chất và phát triển phẩm chất; năng lực và phát triển năng lực.
- Tiếp cận dạy học: tích hợp; phân hóa; theo chủ đề; trải nghiệm.
4. Lý luận dạy học bộ môn
- Các đặc trưng của lý luận dạy học bộ môn; phân loại và nguyên tắc lựa chọn hình thức dạy học bộ môn.
- Lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học bộ môn; lồng ghép các mục tiêu, nội dung giáo dục trong dạy học bộ môn.
- Phương tiện, thiết bị dạy học dùng chung và thiết bị dạy học bộ môn; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bộ môn.
- Nghiên cứu lý luận và phương pháp dạy học bộ môn; xây dựng, sử dụng và phát triển hồ sơ dạy học bộ môn.
- Các thành tố và biểu hiện cụ thể của năng lực dạy học bộ môn của giáo viên.
HỌC PHẦN A4
Tên học phần: Đánh giá trong giáo dục
(bắt buộc, 02 TC = 15 tiết lý thuyết + 30 tiết thảo luận/thực hành)
Học phần đã học: Lý luận dạy học
Yêu cầu cần đạt:
1. Trình bày được mục đích, vai trò, nguyên tắc và quy trình kiểm tra, đánh giá trong giáo dục nói chung và kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực nói riêng.
2. Biết cách: thiết kế công cụ và thực hiện kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập; sử dụng và phân tích kết quả đánh giá để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.
3. Phân tích được: các loại hình đánh giá và các phương pháp, công cụ đánh giá trong dạy học; các mục tiêu học tập cơ bản của học sinh và các phương pháp kiểm tra dùng để đánh giá các mục tiêu đó.
4. Xây dựng được bộ công cụ kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học và các điều kiện cần thiết để sử dụng bộ công cụ này một cách hiệu quả.
Nội dung cơ bản:
1. Mục đích, vai trò, nguyên tắc và quy trình kiểm tra, đánh giá trong giáo dục
- Mối quan hệ giữa kiểm tra, đánh giá và đo lường.
- Mục đích của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục: chẩn đoán các vấn đề của người học, xác nhận kết quả học tập, hỗ trợ hoạt động học tập và điều chỉnh hoạt động dạy học.
- Vai trò của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục.
- Đảm bảo tính khách quan; tính toàn diện; tính thường xuyên, có hệ thống và tính phát triển của đánh giá trong giáo dục.
- Quy trình đánh giá trong giáo dục; đổi mới đánh giá trong giáo dục; so sánh đánh giá phẩm chất, năng lực và đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ.
- Tăng cường sự tham gia của cha mẹ học sinh trong kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
2. Các loại hình đánh giá trong giáo dục
- Đánh giá tổng kết.
- Đánh giá quá trình.
- Đánh giá theo tiêu chí.
- Đánh giá cá nhân và nhóm.
- Đánh giá xác thực và sáng tạo.
3. Phương pháp và công cụ đánh giá trong dạy học
- Các phương pháp kiểm tra, đánh giá: kiểm tra viết, quan sát, hỏi - đáp.
- Các công cụ đánh giá học sinh: câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, sản phẩm học tập, hồ sơ học tập, bảng kiểm, thang đánh giá, phiếu đánh giá theo tiêu chí.
- Tiêu chuẩn của một công cụ đánh giá.
4. Thiết kế công cụ và thực hiện đánh giá trong dạy học
- Quy trình thiết kế các công cụ đánh giá trong dạy học; xử lý kết quả đánh giá trong dạy học.
- Phản hồi kết quả đánh giá trong dạy học môn học; sử dụng kết quả đánh giá trong dạy học môn học.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá học sinh.
- Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của giáo viên trong kiểm tra, đánh giá học sinh.
- Thực hành xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học một nội dung cụ thể; thực hành xây dựng đề kiểm tra định kỳ.
................................................
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Giáo dục đào tạo được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm THCS, THPT
583 KB 12/04/2021 5:33:59 CHTải Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT .pdf
1.001,6 KB 12/04/2021 2:51:13 CH
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Phạm Ngọc Thưởng |
Số hiệu: | 12/2021/TT-BGDĐT | Lĩnh vực: | Giáo dục |
Ngày ban hành: | 05/04/2021 | Ngày hiệu lực: | 22/05/2021 |
Loại văn bản: | Thông tư | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Bài liên quan
-
3 trường hợp không phải nộp tiền sử dụng đất mới nhất
-
Danh sách các trường xét học bạ 2024 (mới cập nhật)
-
Các hộ kinh doanh sẽ phải đóng thuế doanh nghiệp?
-
Quy định mới về điều kiện thành lập trung tâm dịch vụ việc làm từ ngày 1.6.2021
-
Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên tiểu học
-
Bảng giá sách giáo khoa mới lớp 1-12 2025
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Tải Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông file Doc, Pdf
Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông
Quyết định 4927/QĐ-BGDĐT 2019 tài liệu bồi dưỡng nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
Tải Quyết định 3277/QĐ-BGDĐT về Quy chế đánh giá, xếp loại công chức Bộ GD&ĐT file Doc, Pdf
Quyết định 371/2013/QĐ-TTg
Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT Điều kiện công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác