Ăn chặn tiền từ thiện xử lý thế nào?
Ăn chặn tiền từ thiện xử lý thế nào? Thời gian gần đây nhiều nghệ sĩ kêu gọi quyên góp đang bị đặt nghi vấn về sự minh bạch khi từ thiện. Nhiều mạnh thường quân sau khi ủng hộ thì thắc mắc tiền của mình liệu đã được sử dụng đúng chỗ, đúng mục đích hay chưa? Có sự ăn chặn tiền từ thiện không? Nếu có hành vi ăn chặn tiền từ thiện thì sẽ bị xử lý thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.
Hành vi ăn chặn tiền từ thiện
1. Ăn chặn tiền từ thiện xử lý thế nào?
Trước đây những vụ việc từ thiện do cá nhân tự phát động ở nước ta thường không được xử lý bởi không có các quy định cụ thể trong lĩnh vực từ thiện cá nhân.
Mỗi năm có nhiều người dựa vào uy tín, danh tiếng của mình kêu gọi được con số hàng trăm tỷ đồng với danh nghĩa từ thiện, nhưng thực chất những khoản tiền ấy đã đi đâu khi một số người không chịu minh bạch trong từ thiện và cho rằng mạnh thường quân đã gửi cho mình là tiền của mình, mình thích làm gì thì làm?
Ăn chặn tiền từ thiện có thể bị xử lý theo 2 tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015) tùy theo hành vi và thời điểm xuất hiện ý chí chiếm đoạt tài sản
1.1 Ăn chặn tiền từ thiện bị xử lý theo tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Ăn chặn tiền từ thiện bị xử lý theo tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu:
- Người hô hào quyên góp có những hành vi gian dối (đưa thông tin không đúng,...) làm người khác tin rằng người đó sẽ đi ủng hộ, việc từ thiện là có thật
- Có ý chiếm đoạt tài sản ngay từ đầu;
- Số tiền chiếm đoạt hơn 2.000.000 đồng (đối với người phạm tội lần đầu)
Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
1.2 Ăn chặn tiền từ thiện bị xử lý theo tội danh Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Ăn chặn tiền từ thiện bị xử lý theo tội danh Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nếu:
- Người đó có được tài sản quyên góp bằng hình thức hợp pháp
- Không sử dụng tài sản quyên góp như đã cam kết
- Ý định chiếm đoạt tài sản xuất hiện sau khi nhận được tài sản (Lúc đầu không có ý định chiếm đoạt)
- Giá trị tài sản chiếm đoạt trên 4.000.000 đồng (đối với người phạm tội lần đầu)
Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
2. Ăn chặn tiền từ thiện là gì?
Ăn chặn tiền từ thiện là hành vi kêu gọi từ thiện (kêu gọi mọi người ủng hộ bằng tiền hoặc hiện vật) nhưng sau đó lại không dùng một phần hoặc toàn bộ số tài sản mình kêu gọi được để làm từ thiện mà dùng vào mục đích cá nhân.
Hành vi này đáng lên án bởi đây là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội, gây mất lòng tin trong nhân dân và khiến từ thiện - một điều nhân ái và cao quý trở thành một "ngành nghề kinh doanh"
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi: Ăn chặn tiền từ thiện xử lý thế nào?
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật,
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Lanh Lảnh Lót
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27