Người dân vùng 1, 2, 3 có được di chuyển sang vùng còn lại?

Người dân trong vùng 1, 2, 3 có được di chuyển sang vùng còn lại? Sau 6/9, Hà Nội sẽ được phân chia thành các khu vực khác nhau (vùng 1, vùng 2, vùng 3) để áp dụng các mức độ giãn cách khác nhau. Vậy người dân có thể di chuyển liên vùng được không? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Hà Nội giãn cách theo vùng từ 6/9

Căn cứ các yếu tố mức độ nguy cơ của dịch, đặc điểm địa lý - dân cư sinh hoạt - sản xuất, Hà Nội được chia thành 3 vùng: Vùng 1, 2, 3

Nguyên tắc thực hiện giãn cách tại vùng 1, 2, 3

Nguyên tắc thực hiện giãn cách tại vùng 1, 2, 3

Thành phố sẽ áp dụng chỉ thị 16 với vùng 1 và chỉ thị 15 với vùng 2, 3 (Trong đó một số khu vực tại vùng 2, 3 sẽ áp dụng chỉ thị 15+)

Để biết mỗi vùng gồm các địa bàn quận, huyện nào, mời các bạn tham khảo bài: Hà Nội có giãn cách thêm không?

2. Người dân trong vùng 1, 2, 3 có được di chuyển sang vùng còn lại?

Hà Nội giãn cách theo vùng từ 6/9

Người dân có được di chuyển từ vùng này sang vùng kia hay không? Điều này còn tùy thuộc vào mức độ giãn cách của vùng đó theo quy định tại Chỉ thị số 20/CT-UBND:

  • Vùng 1 áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, người dân sẽ không được ra khỏi nhà (trừ các trường hợp cần thiết: mua lương thực, thuốc men...) Do đó người từ vùng 1 sẽ không được di chuyển đến vùng 2, vùng 3 (trừ những trường hợp người thi hành công vụ,...)
  • Vùng 2, vùng 3 áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 (một số khu vực áp dụng chỉ thị 15+), xét về bản chất theo chỉ thị 15 thì người dân chỉ bị hạn chế việc di chuyển. Do đó, những người từ vùng 2, vùng 3 có thể di chuyển sang các vùng khác (ngoại trừ vùng 1)

Bên cạnh đó, mục tiêu của thành phố Hà Nội khi thực hiện phân chia theo vùng để giãn cách là: Giảm tối đa người di chuyển liên vùng, kiểm soát chặt chẽ và chia sẻ áp lực chi phí xét nghiệm (test nhanh kháng nguyên, RT-PCR) khi có nhu cầu di chuyển liên vùng.

=> Đối với những người ở vùng 2, vùng 3 khi di chuyển sang các vùng khác sẽ phải thực hiện việc test nhanh kháng nguyên, RT-PCR. Người dân ở vùng 2, 3 chỉ nên di chuyển liên vùng khi thực sự có nhu cầu.

3. Nguyên tắc thực hiện giãn cách tại vùng 1, 2, 3

Theo Chỉ thị số 20/CT-UBND của TP Hà Nội, nguyên tắc giãn cách khi phân 3 vùng để giãn cách được phát biểu như sau:

  • Thống nhất các biện pháp phòng, chống dịch theo các vùng, kiểm soát chặt chẽ người dân và các hoạt động xã hội, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh giữa các vùng.
  • Phân vùng là để phòng, chống dịch, không phải là phân vùng để quản lý hành chính.
  • Thực hiện phân cấp, ủy quyền cho các quận, huyện, thị xã quyết định các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tổ chức hoạt động sản xuất phù hợp với tình hình dịch bệnh cụ thể theo từng địa bàn tại Vùng 2, Vùng 3.
  • Tăng cường giãn cách xã hội với những biện pháp mạnh hơn nữa tại Vùng 1 (Vùng nội đô) để kiểm soát chặt nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, khoanh vùng xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan giữa các khu vực, làm sạch dần tiến đến “xanh hóa” toàn bộ các khu vực; tăng cường giãn cách xã hội phải thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ các yêu cầu người cách ly với người, nhà cách ly với nhà, “ai ở đâu, ở đó”, không để “chặt ngoài, lỏng trong”.

Tổ chức quản lý chặt chẽ, thực hiện nghiêm quy định giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với toàn bộ các chốt kiểm soát ra - vào Thành phố, các chốt ra - vào tại Vùng 1 và đối với các cá nhân, phương tiện lưu thông trên địa bàn thành phố theo nguyên tắc chỉ các cá nhân, phương tiện “được phép mới ra đường”, “ai ở đâu, ở đó”, “người ở vùng nào thì ở vùng đó”. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

  • Tiếp tục thực hiện nghiêm phương châm phòng bệnh là giải pháp cơ bản, chiến lược, lâu dài; bảo vệ vững chắc các “vùng xanh”; ngăn chặn, tuyệt đối không để dịch bệnh lây lan ra vùng công nghiệp, vùng sản xuất nông nghiệp.
  • Chủ động bảo đảm nguồn lực phòng, chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”, xây dựng kịch bản ở mức cao hơn, sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh ở xã, phường, thị trấn.
  • Xây dựng các “pháo đài” phòng, chống dịch là các xã, phường, thị trấn trên địa bàn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1102/CĐ-TTg, ngày 23/8/2021.
  • Triển khai kế hoạch xét nghiệm diện rộng, huy động mọi nguồn lực triển khai, đảm bảo chỉ định xét nghiệm đúng, trúng khu vực nguy cơ và nhóm đối tượng nguy cơ, đảm bảo công tác lấy mẫu, xét nghiệm thống nhất, hiệp đồng linh hoạt giữa các đơn vị, tránh để mẫu tồn quá 24 giờ
  • Bảo đảm việc cung ứng, cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân trong khu vực thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội, nhất là ở nơi phong tỏa, cách ly; phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở là lực lượng gần dân nhất, hiểu dân nhất, nhất là lực lượng công an phường, xã, cảnh sát khu vực, Tổ Covid-19 cộng đồng.
  • Tổ chức tiêm vắc xin khẩn trương, an toàn, đúng quy định theo các nhóm đối tượng ưu tiên theo quy định và chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và nhập dữ liệu lên hệ thống phần mềm tiêm chủng quốc gia.
  • Bảo đảm an ninh, trật tự xã hội cho Nhân dân trên địa bàn.
  • Tăng cường thông tin, truyền thông thống nhất, kịp thời về tình hình, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người dân biết, hiểu, tin, hưởng ứng, ủng hộ và người dân cùng làm; thực sự để người dân yên tâm và tự giác thực hiện phòng, chống dịch.
  • Tổ chức tốt Tổ phòng, chống Covid-19 cộng đồng.
  • Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện phòng, chống dịch tại xã, phường, thị trấn; kiểm tra kết hợp với với hướng dẫn, hỗ trợ xã, phường thực hiện, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh các hạn chế, bất cập.

4. Ra đường không cần thiết phạt thế nào?

Với người dân ở vùng 1, nếu ra khỏi nhà mà không có lí do chính đáng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 117/2020 như sau:

Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;

b) Không báo cáo với Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.

Trong đó, mức xử phạt được xác định: Có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì các bạn sẽ bị phạt 1.000.000 đồng, có tình tiết tăng nặng thì bị xử phạt đến 3.000.000 đồng (Ví dụ: Đã bị nhắc nhở nhưng cố tình không thực hiện, chống đối lực lượng chức năng...). Không có các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ thì bị phạt mức trung bình của khung hình phạt là 2.000.000 đồng

Hoatieu.vn vừa trả lời câu hỏi Người dân trong vùng 1, 2, 3 có được di chuyển sang vùng còn lại? Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, người dân trong vùng 1, 2, 3 không nên di chuyển liên vùng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật, Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
4 1.357
0 Bình luận
Sắp xếp theo